Không "mặn mà" học nghề vì sợ... mất trợ cấp

Quang Phồn-Thứ hai, ngày 25/03/2013 16:19 GMT+7

Ảnh minh họa

(VTV News) - Có một thực tế là người lao động thất nghiệp đang chỉ quan tâm đến số tiền bảo hiểm thất nghiệp chứ không quan tâm đến việc học nghề để kiếm việc làm mới.

Sau khi mất việc ở cơ quan cũ anh Nguyễn Trung Đại, một công nhân chế tạo linh kiện ô tô đã đến trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội với một mục đích để nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp, còn làm công việc gì tiếp theo anh Đại cho biết sẽ tự mình tìm kiếm.

Lâu nay, mặc dù trung tâm giới thiệu việc làm có chức năng giới thiệu công việc mới cho người lao động, hoặc hỗ trợ họ học một nghề để có thể tự tìm việc làm nhưng phần lớn người lao động không có nhu cầu sử dụng những sự trợ giúp này của các trung tâm.

Theo số liệu thống kê, từ đầu năm đến nay đã có 4221 người nhận bảo hiểm thất nghiệp, nhưng chỉ có 56 người được trung tâm giới thiệu việc làm hộ và hỗ trợ học nghề là 305.

Tuy nhiên, có một thực tế các nghề đang được dạy tại các trung tâm giới thiệu cho người lao động đều rất đơn giản như: Nấu ăn, máy tính, may mặc. Thời gian học lại ngắn chỉ từ 3 đến 6 tháng. Thiết bị dạy nghề lạc hậu. Với cách thức dạy nghề như vậy, không đủ để giúp người lao động thay đổi hoặc nâng cao nghề nghiệp.

Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất cũng chỉ tuyển chủ yếu là lao động phổ thông, người đã qua đào tạo nghề hay chưa qua đào tạo nghề đều được trả mức lương như nhau. Chính điều này khiến cho người lao động không mặn mà với việc học nghề.

Trong một Hội thảo của Uỷ ban các vấn đề xã hội Quốc hội gần đây về bảo hiểm thất nghiệp, các đại biểu cho rằng cần thay đổi các chính sách liên quan đến học nghề, để bảo hiểm thất nghiệp thực sự đi vào cuộc sống.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước