Ký ức biên giới tháng 2

Ngọc Hà, Quang Nam (Ban Thời sự)-Thứ sáu, ngày 17/02/2017 23:32 GMT+7

VTV.vn - Chiến tranh biên giới phía Bắc bất ngờ nổ ra vào tháng 2/1979. Sau 38 năm, ký ức về những tháng ngày chiến tranh đau thương vẫn còn in đậm trong nhà thơ Dương Soái.

Miền biên thùy gắn với hình ảnh người lính là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác văn học, nghệ thuật. Và bài thơ, sau này là bài hát "Gửi em ở cuối sông Hồng" là một trong nhiều sáng tác như thế.

Với nhà thơ Dương Soái - nguyên phóng viên chiến trường Đài phát thanh Hoàng Liên Sơn, ga Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai luôn đong đầy kỷ niệm. Cách đây 38 năm, ngày 22 tháng 2 năm 1979, trong một buổi chiều tà chờ tàu về Yên Bái, ông đã được chứng kiến cảnh tượng trùng trùng đoàn người di tản về xuôi để tránh đạn pháo nã sang từ bên kia bên biên giới. Và thời điểm ấy, ông đã viết bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng". Một phần của bài thơ sau đó được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc trong một bài hát cùng tên.

Từ ga Phố Lu, phóng viên Dương Soái đáp tàu xuôi về Yên Bái để hoàn thành những bài báo phản ánh những ngày đầu của cuộc chiến bảo vệ biên cương phía Bắc và ông cũng đã hoàn thành phần cuối của bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng".

Ga Phố Lu đã được xây lại vào những năm 80, sau khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chấm dứt. Cuộc sống đã bình yên trở lại ở Lào Cai và cả dải biên giới phía Bắc. Và những ngày này, ở nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt này, rất nhiều người ở "nơi con sông Hồng chảy về với biển" đã vượt "10 sông 3 núi 4 đèo" để đến đây tri ân những người chiến sỹ biên thùy đã ngã xuống nơi đầu sông, đầu suối để vùng phên giậu của Tổ quốc được bình yên và vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người, Độc lập - Tự do!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước