Lao động ngành công nghệ thông tin “nhảy việc” cao

Chu Bình - Phạm Hùng (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ năm, ngày 28/09/2017 10:25 GMT+7

VTV.vn - Dù trả lương cao, đãi ngộ lớn nhưng nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) vẫn “đứng núi này trông núi nọ”. Thậm chí, nhiều người “nhảy việc” liên tục.

Ngành công nghệ thông tin (CNTT) được cho là ngành nghề hấp dẫn, lương cao và nhu cầu tuyển dụng đang rất hot từ phía các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dự báo năm 2018, khi thị trường cần tới 350.000 lao động, khả năng đáp ứng của ngành này là 200.000 người. Điều này dẫn tới cuộc chiến thu hút tuyển dụng giữa các doanh nghiệp. Một trong những vấn đề làm đau đầu các doanh nghiệp là dù trả lương cao, đãi ngộ lớn, nhân lực CNTT vẫn "đứng núi này trông núi nọ".

Mặc dù lương được trả khá cao, chế độ đãi ngộ lớn nhưng anh Nguyễn Quyết (Lập trình viên Công nghệ thông tin) vẫn từ bỏ công ty cũ để tìm một công việc mới. Đực biết, đây là lần thứ 5 anh nhảy việc.

"Nguyên nhân tôi thay đổi do công việc cũ không còn đem lại nhiều giá trị mới cho bản thân. Đặc biệt, tôi thay đổi để nâng cao nghiệp vụ của mình", anh Quyết chia sẻ.

Là một startup, anh Nguyễn Khôi (công ty cổ phần công nghệ Onaclover - Wefit) cũng đối diện nhiều với khó khăn trong việc tuyển dụng người cho công ty.

"Để tìm được người phù hợp rất khó, đặc biệt với công ty Startup vì nguồn lực hạn chế, công việc lại khá nặng. Thông thường không phải do mình từ chối họ mà do họ từ chối mình, vì vậy phải 5 - 7 người chúng tôi mới tìm được 1 người phù hợp", anh Khôi cho biết.

Lao động ngành công nghệ thông tin “nhảy việc” cao - Ảnh 1.

Dự báo năm 2018, khi thị trường cần tới 350.000 lao động, khả năng đáp ứng của ngành CNTT chỉ khoảng 200.000 người.

Tương tự, công ty CMC cũng không ngoại lệ khi đang phải đau đầu khi liên tục đăng tải tuyển dụng nhân lực thu hút người giỏi trong ngành công nghệ thông tin với những chế độ đãi ngộ lớn nhưng vẫn chưa tuyển đủ người.

Lý do cần tuyển dụng nhiều nhân lực do khách hàng của các tập đoàn công ty công nghệ thông tin thay đổi về kinh doanh nhiều, dẫn đến buộc các công ty này phải thay đổi về dịch vụ và sản phẩm cung cấp cho họ. Trong quá trình này sẽ có nhân viên thay đổi kịp đáp ứng yêu cầu công việc và cũng có nhân viên không thể đáp ứng được, vì vậy họ ra đi tìm một công việc mới.

Để đáp ứng nguồn nhân lực lâu dài đối phó với tình trạng "nhảy việc" trong ngành CNTT như hiện nay, công ty CMC đã kết hợp với các trường đại học và đào tạo nguồn từ khi các nhân lực còn là sinh viên trên ghế nhà trường.

Bà Nguyễn Diệu Anh - Trưởng ban nhân sự - công ty cổ phần tập đoàn CNTT CMC nói: "Chúng tôi phải làm hoạt động liên quan đến tạo nguồn cho hoạt động tuyển dụng của mình đó là tuyển các bạn chưa đủ kinh nghiệm và chưa đủ kỹ năng làm việc về đào tạo. Trong quá trình đào tạo, các bạn vẫn được trả lương".

Theo bà Diệu Anh, tổng thị trường ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam có khoảng 160.000 nhân sự vào đầu năm nay. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng sẽ ngày càng tăng, khi dự đoán từ năm 2020 trở đi, mỗi năm sẽ có thêm 78.000 công việc mới cần nguồn lực về công nghệ thông tin.

Lao động lĩnh vực phần mềm thu nhập bình quân cao nhất ngành CNTT Lao động lĩnh vực phần mềm thu nhập bình quân cao nhất ngành CNTT

VTV.vn - Mức thu nhập bình quân của lao động ngành phần mềm năm 2016 ước khoảng 6.849 USD/người/năm (tương ứng hơn 153,7 triệu đồng/người/năm).

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước