Lấy ý kiến Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 29/04/2019 12:05 GMT+7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tăng khung giờ làm từ tối đa 300 giờ/năm, lên thành 400 giờ/năm. (Ảnh: Báo điện tử Người lao động)

VTV.vn - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa công bố Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) để lấy ý kiến dư luận xã hội và các cơ quan, đơn vị.

Trong đó, có một số nội dung rất được quan tâm:

Thứ nhất là Đề xuất tăng khung giờ làm từ tối đa 300 giờ/năm, lên thành 400 giờ/năm.

Thứ 2 là đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu với mốc thời gian từ năm 2021. Trong đề xuất này có 2 phương án:

Phương án 1: Tuổi nghỉ hưu của người lao động Nam đủ 60 tuổi 3 tháng; Nữ đủ 55 tuổi 4 tháng.

(Sau đó, hàng năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi).

Phương án 2: Tuổi nghỉ hưu của người lao động Nam đủ 60 tuổi 4 tháng; Nữ đủ 55 tuổi 6 tháng.

(Sau đó, hàng năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi).

Tiếp đó là đề xuất Bổ sung 1 ngày nghỉ lễ, là: Ngày Thương binh, liệt sỹ 27/7 hàng năm.

Một đề xuất tiếp theo có thể tác động đến hàng triệu công chức, viên chức, người lao động là Thời gian làm việc:

Theo đó :

1: Thời gian làm việc dự kiến Từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải trực 24/24 giờ).

2: Giữ nguyên như hiện hành

Ngoài ra, một nội dung quan trọng của Dự thảo được lấy ý kiến về Thời gian nghỉ Tết Âm lịch, cụ thể phương án 1 là giữ nguyên như hiện hành thì Người lao động được nghỉ 5 ngày Tết Âm lịch; nếu ngày nghỉ Tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Hoặc phương án 2 là Người lao động được nghỉ 5 ngày Tết Âm lịch; nếu ngày nghỉ Tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì không được nghỉ bù.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước