Mặn đến sớm, đồng bằng sông Cửu Long khan hiếm nước ngọt ngay từ đầu mùa khô

Ngân Hằng-Chủ nhật, ngày 08/12/2019 11:27 GMT+7

VTV.vn - Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, khoảng 1 tháng nay, dòng nước chảy về ĐBSCL ngày một ít đi, thậm chí trong những tháng mùa khô tới sẽ xuống mức thấp kỷ lục.

Xâm nhặp mặn trong thời gian tới rất nghiêm trọng, mặn đến sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài. Dòng chảy về thấp, ít mưa, nhiệt cao, gia tăng lượng bốc hơi sẽ khiến nguồn nước ngọt có khả năng khan hiếm ngay từ đầu mùa khô. Nhất là tại các khu vực ven biển, xa nguồn nước sông Mê Kông.

Dự báo độ mặn cụ thể, vùng cách biển 30-40km, trong tháng 12 này, mặn có khả năng vượt quá 4 g/l. Và từ tháng 1/2020 trở đi, các vùng này gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và nước sinh hoạt.

Vùng cách biển 45-65km, mùa mặn sẽ xuất hiện trong 4-5 tháng đầu năm 2020, nếu mưa đến chậm, mặn có thể kéo dài đến tháng 6/2020. Độ mặn ở vùng này sẽ phụ thuộc vào các đợt triều cường. Khi triều lên, đề phòng mặn lấn sâu, khi triều rút, có thể xuất hiện nước ngọt.

Với các vùng sâu trong đất liền từ 70-75km/h, tuy là ranh mặng 4 g/l ít xuất hiện nhưng bà con vẫn nên cẩn trọng trong các đợt triều cường. Mùa mặn năm nay sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Đặc biệt, vụ Đông Xuân và vụ Mùa ở đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng lớn do thiếu nguồn nước và chi phí sản xuất cũng rất cao.

Theo kiến nghị của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, các địa phương cần phải tích trữ nguồn nước ngọt tối đa bất kỳ thời điểm nào xuất hiện nguồn nước ngọt trên sông, kênh; Cần có kế hoạch chủ động sản xuất, bố trí mùa vụ hợp lý. Một số khu vực có nguồn nước khó khăn hoặc xa nguồn ngọt cần phải xem xét lựa chọn loại cây chịu hạn, ít sử dụng nước. Lâu dài cần có chiến lược cấp nước ngọt chủ động cho các vùng xa nguồn ngọt ven biển, trong đó đặc biệt chú ý nâng cấp các kênh chuyển nước ngọt và các trạm bơm hỗ trợ cho các hệ thống ngọt hóa.

Hiện nay, dòng chảy thượng lưu sông Mê Kong về đồng bằng đang diễn biến rất phức tạp do có sự chi phối của các hồ chứa thượng lưu. Để có thông tin kịp thời về mặn xâm nhập, nguồn nước và xây dựng kế hoạch vận hành các cửa cống, các giải pháp chống hạn mặn; đề nghị các địa phương thường xuyên cập nhật các bản tin dự báo nguồn nước của Tổng cục Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước