Từ vụ ngộ độc khí amoniac ở TP.HCM cho thấy tình trạng đáng lo ngại khi ngay trong các khu dân cư lại có những cơ sở sản xuất độc hại và nguy hiểm như vậy. Thế nhưng để có thể thực hiện được nguyện vọng của người dân địa phương là di dời cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư, không phải là chuyện đơn giản.
Ngay trong những ngày đầu năm 2017, một con số được đặt ra với yêu cầu di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư, đó là theo ước tính sơ bộ của Sở Quy hoạch - kiến trúc thành phố có đến hơn 10.000 cơ sở thuộc diện này.
Việc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư không phải chỉ đến bây giờ mới được chính quyền thành phố tính đến. Một số địa bàn như Bình Tân, quận 12, Hóc Môn chính là địa điểm được chọn để di dời các cơ sở sản xuất từ năm 2002, kế hoạch đặt ra là kết thúc vào năm 2005. Thế nhưng liên tục nó đã liên tục được gia hạn 2006, 2007 mà vẫn chưa xong. Năm 2016, TP.HCM xây dựng kế hoạch mới với 3 giai đoạn nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu dân cư.
Ngoài ra, việc thành phố liên tục mở rộng theo mô hình thành phố trong thành phố, liệu 10 năm nữa, khi doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ sở sản xuất tư nhân vừa và nhỏ mới ổn định, có lại tiếp tục điệp khúc di dời như hiện nay không? Câu trả lời chính là một tầm nhìn xa trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch để tháo gỡ bất cập không chỉ cho ngày hôm nay mà còn phát huy hiệu quả lâu dài.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!