Nhiều bệnh viện cảnh báo tình trạng gia tăng các ca bệnh do thời thiết nắng nóng

Minh Đức-Thứ tư, ngày 13/05/2020 15:10 GMT+7

VTV.vn - Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Lão khoa các trường hợp nhập viện do thời thiết nắng nóng như viêm phổi, các bệnh đường ruột, sốc nhiệt đang có xu hướng gia tăng.

Cả nước bắt đầu bước vào đợt nắng nóng xảy ra trên diện rộng với nền nhiệt độ cao. Nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Đặc biệt, đây là thời điểm bắt đầu bước vào mùa viêm não Nhật Bản B, sốt xuất huyết, tay chân miệng khi học sinh quay lại trường.

BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Khám theo yêu cầu Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, thời tiết chuyển sang hè nóng bức, đặc biệt là những ngày qua, nhiệt độ ban ngày đạt ngưỡng 39oC, người cao tuổi và nhất là người bệnh cao tuổi cần lưu ý sức khỏe. Bởi nắng nóng khiến người già dễ mất nước, mất điện giải, tạo điều kiện cho các bệnh nền có cơ hội tăng nặng, dễ gây đột quỵ. Hoặc nhiều người chọn giải pháp ngồi điều hòa, tránh nắng nóng, nhưng cũng dễ gặp hệ lụy của việc này như khô niêm mạc đường hô hấp, dễ gây các bệnh lý hô hấp, viêm phổi…

Những ngày gần đây, nhiều bệnh nhân viêm bị xác định mắc viêm phổi, nhiều trường hợp bị bội nhiễm. Nguyên nhân là do bắt đầu bước vào đợt nắng nóng, người mắc các bệnh mãn tính như bệnh đái tháo đường, huyết áp dễ mắc bệnh sốt virus, viêm phổi hoặc người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính dễ có những đợt bội nhiễm cấp phải vào nhập viện. Người dân hạn chế ra đường vào những ngày nắng nóng, nhất là môi trường nhiệt độ thay đổi đột ngột, đặc biệt với người bệnh tăng huyết áp, dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.

Bác sĩ Mai Hương - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, số lượng bệnh nhân nhập viện do thời tiết nóng bức đang tăng dần. Do nhiệt độ không khí cao nên dễ khiến thức ăn ôi thiu, dễ gây ra các bệnh đường ruột, ngộ độc thực phẩm. Nắng nóng cũng khiến cơ thể nhanh chóng mất nước, bổ sung nước thường xuyên là một biện pháp ngừa nắng nóng hiệu quả. Tuy nhiên, không nên uống nước đá, nước quá lạnh vì sẽ khiến cơ thể mất thêm nước; không nên sử dụng nhiều nước ngọt có ga, nên chọn các loại nước tự nhiên như nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất.

Ngoài các bệnh thường mắc trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, thời điểm tháng 5 và tháng 6 là cao điểm của dịch viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết…, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19. Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, thời điểm dịch mùa hè - thu thường xuyên kéo theo các bệnh, dịch như sốt xuất huyết, căn bệnh mỗi năm có hàng chục ca mắc, hàng chục ca tử vong.

Tháng 5 và 6 cũng là thời điểm của dịch viêm não Nhật Bản B, căn bệnh gây di chứng nặng nề và tử vong cao. Đặc biệt tháng 4 và tháng 5 là mùa muỗi bắt đầu phát triển, chúng ta diệt được 1 con muỗi cái vào thời điểm này bằng diệt hàng vạn con muỗi trong tháng 7, tháng 8.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước