Vợ chồng bà Phạm Thị Mỹ Hương (phường 6, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) là chủ tàu cá đã bị Malaysia bắt giữ vào tháng 7 Âm lịch năm 2017. Tàu cá của họ do người em là thuyền trưởng, trên tàu còn có 8 lao động khác. Với cam kết sẽ chuộc được cả 8 ngư dân về nước sớm hơn, người nhà của 8 ngư dân bị bắt đã đưa vợ chồng chủ tàu trên 40 triệu đồng đối với mỗi trường hợp.
Tuy nhiên, theo đại diện Nghiệp đoàn Nghề cá và cá, lãnh đạo UBND phường 6, thành phố Tuy Hòa, đây là cách làm có quá nhiều rủi ro. Nguyên nhân là do từ lâu nay, khi ngư dân bị bắt vì vi phạm vùng biển nước ngoài, mọi giải quyết đều thông qua Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Yên và các cơ quan chức năng.
Được biết, khi ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển của Malaysia, việc bắt giữ sẽ được căn cứ theo Luật Thủy sản năm 1985. Nếu bị kết tội, các tàu và phương tiện đánh bắt cá sẽ bị thu giữ, thuyền trưởng có thể bị phạt hơn 1 triệu Ringgit, thuyền viên có thể bị phạt 100.000 Ringgit hoặc bị phạt tù. Trong khi đó, theo Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, nếu ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài và bị bắt, chủ tàu là người sẽ chịu tất cả chi phí trong quá trình ngư dân bị phạt tù hoặc được trả tự do trở về nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!