Vẫn còn nhanh nhẹn dù đã 80 tuổi, ít người biết rằng ông Nguyễn Tiến Chức (xã Thanh Nghị, Thanh Liêm, Hà Nam) là thương binh 4/4 và nhiễm chất độc hóa học ở mức 81%. Từ hai bàn tay trắng, ông Chức đã xây dựng được 2 nhà máy cấp nước cho xã và 1 nhà máy gạch không nung cùng nhiều tổ đội xây dựng. Công ty của ông đã tạo việc làm cho hơn 60 lao động với mức lương trung bình khoảng 7 triệu đồng/tháng.
30 năm rời quân ngũ, mang trên mình những vết thương với tỷ lệ thương tật 26%, ông Nguyễn Xuân Toàn (huyện Yên Khánh, Ninh Bình) luôn nghĩ rằng trở về đã là may mắn và mình không thể sống với những thương tật từ chiến trường. Lăn lộn, vất vả nhiều nghề, cuối cùng ông chọn nghề cơ khí phù hợp với bản thân và tạo được việc làm cho cả một số đồng đội, con em thương binh trong vùng.
Những thương binh như ông Chức, ông Toàn không chỉ biết làm giàu cho bản thân mà còn đóng góp cho người dân trên chính quê hương mình. Họ là những tấm gương tiêu biểu về nghị lực vượt khó vươn lên, đúng như lời Bác Hồ dạy "Tàn những không phế".
Lạc quan, tự mình vượt lên mọi sự hành hạ của bệnh tật, tự lao động nuôi sống bản thân và gia đình, không một lời than phiền, đòi hỏi sự đãi ngộ của Đảng và Nhà nước, hàng trăm, hàng nghìn thương binh đã và đang khẳng định phẩm chất của những người lính vượt qua máu lửa chiến tranh và trở về tỏa sáng giữa đời thường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!