Với tổng số nợ phải trả lên tới 55.000 tỷ đồng, đây được xem là một gánh nặng đang đè lên nền kinh tế Việt Nam.
Như tính riêng với Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, một nhà máy đóng tàu của Vinashin sau khi được Tập đoàn dầu khí Việt Nam tiếp quản thì Tập đoàn này đã rót về đây 5.000 tỷ đồng để trả nợ.
Đối với dự án này, đang có 3 phương án xử lý được xem xét gồm: Chuyển đổi sở hữu công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất; Phương án 2 là phá sản; Phương án 3 là tiếp tục tái cơ cấu.
Bộ Công thương đề xuất ưu tiên lựa chọn phương án cho phá sản. Song nếu lựa chọn phương án này, Tập đoàn dầu khí sẽ mất ít nhất khoảng 5.000 tỷ đồng.
Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, một nhà máy đóng tàu của Vinashin sau khi được Tập đoàn dầu khí Việt Nam tiếp quản thì Tập đoàn này đã rót về đây 5.000 tỷ đồng để trả nợ
Các dự án thua lỗ khác như: Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên; Dự án Nhà máy đầu tư sản xuất sơ xợi Đình Vũ… cũng đã có phương án xử lý và sẽ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong năm nay. Phấn đấu đến hết năm sau sẽ tạo được chuyển biến căn bản trong xử lý tồn tại, yếu kém ở các dự án.
Theo tờ Người lao động, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành địa phương, tập đoàn, tổng công ty tập trung giải quyết tồn đọng, có giải pháp xử lý về tài chính theo nguyên tắc thị trường, chia sẻ rủi ro với từng dự án và đặc biệt không sử dụng nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Còn trong báo cáo thẩm tra, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ đẩy mạnh thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm giữ. Đặc biệt, có giải pháp dứt điểm tất cả các dự án thua lỗ kéo dài, báo cáo Quốc hội xem xét cho ý kiến.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!