Quan điểm trái chiều về đê bao ở ĐBSCL

Quang Hạnh (Ban Thời sự)-Thứ ba, ngày 14/11/2017 14:47 GMT+7

VTV.vn - Toàn bộ vùng ĐBSCL có gần 24.000km đê bao thủy lợi. Hiện còn nhiều quan điểm trái chiều về hệ thống đê bao ở khu vực này.

Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười là hai vùng trũng tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trước những năm 1980 - thời gian trước khi có hệ thống đê bao. Hàng năm, khu vực này có thể hấp thu từ 9 - 10 tỷ m3 nước mỗi vùng.

Sau khi nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng hệ thống đê bao, ô bao để trồng lúa 3 vụ, nhiều ý kiến cho rằng không gian hấp thu lũ của 2 vùng này đã bị lấn chiếm.

"Một trong những nguyên nhân khiến xâm nhập mặn gia tăng là do hệ điều hòa bị phá vỡ bởi những đê bao lúa vụ 3. Vì vậy, theo tôi cần khôi phục không gian trữ lũ của Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười", ông Nguyễn Hữu Thiện - Chuyên gia sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói.

Cũng có ý kiến cho rằng, nên tận dụng hệ thống đê bao hiện có, biến đê bao từ ngăn lũ trở thành hồ chứa nước, trữ nước mùa lũ để chống hạn và ngăn ngừa xâm nhập mặn.

Nguyên Cục trưởng Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, Bộ NN&PTNT Nguyễn Ty Niên cho rằng, hệ thống đê bao, ô bao sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải khép kín triệt để, mỗi vùng ô bao đều có cửa cống tiêu thoát nước chủ động. Vì vậy, nhìn nhận hệ thống ô bao sản xuất lúa 3 vụ chiếm không gian lũ không hoàn toàn chính xác.

Hiệu quả hệ thống đê bao với đời sống dân sinh vùng ĐBSCL Hiệu quả hệ thống đê bao với đời sống dân sinh vùng ĐBSCL

VTV.vn - Gần 30 năm qua, hệ thống đê bao tại khu vực ĐBSCL đã góp phần ổn định cuộc sống dân sinh và sản xuất cho hàng triệu hộ dân trong vùng.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước