Quảng Bình thiệt hại nặng do bão số 10

Trung Hiếu-Thứ hai, ngày 30/09/2013 18:11 GMT+7

 Tỉnh Quảng Bình là một trong những địa phương chịu ảnh hương trực tiếp của cơn bão số 10. Mặc dù đã xác định đây là cơn bão lớn nhưng những thiệt hại ban đầu cho thấy bão số 10 đã tàn phá nặng nề khi đi vào đất liền.

Trong khi đổ bộ vào đất liền tại địa phận tỉnh Quảng Bình, bão số 10 mạnh cấp 12, cấp 13 với mưa lớn và gió giật liên hồi. Thống kê ban đầu toàn tỉnh có 2 người bị thương khi đang chằng chống nhà cửa và làm nhiệm vụ chống bão. Theo báo cáo từ cơ sở, bước đầu toàn tỉnh có 204 nhà tốc mái, sụp đổ, cùng nhiều cây cối và cột điện bị gãy.

‘ Gió lớn làm đổ các công trình ở Quảng Bình (Ảnh: Tuổi trẻ)

Đến 17h chiều nay (30/9), mực nước tại các con sông lớn của Quảng Bình đã dâng lên trên mức báo động 2. Ngay giữa vùng bão hoành hành, lãnh đạo chính quyền các cấp ở tỉnh Quảng Bình, đặc biệt là Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã trực tiếp xuống hiện trường để chỉ đạo công tác chống bão và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra.

Những thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chắn chắc sẽ lớn hơn so với những thông tin mà chính quyền cơ sở cập nhật. Đến 18h cùng ngày bão vẫn không ngừng mạnh lên kéo theo sự tàn phá khốc liệt.

Sáng nay 30/9/2013, trước mức độ ảnh hưởng mạnh của bão số 10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra tình hình phòng chống bão số 10 tại tỉnh Quảng Trị.

Ngay trước khi cơn bão số 10 đổ bộ vào đất liền, có mặt tại Trường tiểu học Thị trấn Cửa Việt, điểm trú ẩn của hơn 100 hộ dân các vùng xung yếu ven biển của huyện Gio Linh, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, cùng các thành viên đoàn công tác đã thăm hỏi, động viên bà con đến trú tránh bão.

‘ Sóng lớn ở Cửa Tùng, Vĩnh Linh, Quảng Trị (Ảnh: Tuổi trẻ)

‘ Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra tình hình neo đậu tàu thuyền Cửa Việt. (Ảnh: Tuổi trẻ )

Tại đây, Phó Thủ tướng đã yêu cầu các lực lượng chức năng cần phối hợp đồng bộ triển khai các phương án chống bão theo phương châm 4 tại chỗ; nghiêm cấm người dân chủ quan trở về nhà khi bão đổ bọ vào đất liền .

Kiểm tra tình hình thực tế tại khu neo đậu và trú tránh bão của tàu thuyền tại thị trấn Cửa Việt, đồng chí Hoàng Trung Hải đánh giá cao công tác chủ động đối phó với cơn bão của các lực lượng địa phương. Hiện nay, tại Thị trấn Cửa Việt lượng mưa đo được rất lớn nhưng với công tác gia cố tài sản, các lực lượng túc trực để ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra cũng đã được tăng cường.

Đồng chí Phó Thủ tướng chỉ đạo các lực lượng địa phương cần nghiêm túc thực hiện việc cấm người, phương tiện đi qua các khu vực nguy hiểm, cử lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ trực tại tại các điểm các tràn, nước lớn để hướng dẫn đi lại. Phải làm kiên quyết, tránh những thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản cho nhân dân.

‘ Cây xanh đường phố Huế gãy đổ do gió lớn (Ảnh: Thanh niên)

Thừa Thiên Huế không phải là nơi bão số 10 đổ bộ trực tiếp, tuy nhiên, những đợt gió mạnh cấp 8, cấp 9 và giật cấp 11, cấp 12 kéo dài từ rạng sáng cho đến trưa nay (30/9) khi bão đang còn cách bờ khoảng từ 150 - 200km đã gây ra những thiệt hại đáng kể, đặc biệt là tại huyện Phú Lộc. Sau đây là tập hợp thông tin thiệt hại ban đầu do cơn bão số 10 gây ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên – Huế), bão số 10 đã bắt đầu ảnh hưởng từ khoảng 3h sáng 30/9 và từ 8h trở đi, gió bão giật mạnh cấp 11, 12 đã tàn phá thị trấn này.

Theo thống kê sơ bộ của UBND thị trấn Lăng Cô, trên khắp địa bàn thị trấn hàng ngàn cây xanh và cây cổ thụ bị ngã đổ. Đến 11 giờ có ít nhất 82 ngôi nhà bị tốc mái, 2 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn; Nhà nghỉ trung ương Đảng (T26), Nhà nghỉ Công an và Trường Tiểu học thị trấn Lăng Cô (cơ sở Hói Dừa), Trường THCS Lăng Cô (cơ sở 2) và một số khách sạn bị tốc mái. Riêng thôn An Cư Tây có hơn 30 nhà bị tốc mái nặng và 1 nhà bị sập hoàn toàn. Nhà hàng nổi Việt Long trên đầm Lăng Cô bị gió, sóng đánh sập hoàn toàn. Có 2 trụ điện trung, hạ áp bị gãy và 3 trụ bị đổ. Một số cột viễn thông cũng bị đổ, nhiều tuyến cáp viễn thông, cáp điện trung, hạ thế bị đứt.

Ngay trong đêm 29 và sáng 30/9, các lực lượng chức năng và nhân dân ở thị trấn Lăng Cô đã hỗ trợ di dời 75 hộ dân với gần 200 nhân khẩu ở các vùng xung yếu, ven sườn núi đến nơi trú ẩn an toàn; giải tỏa cây xanh ngã đổ trên tuyến Quốc Lộ 1A. Riêng các tuyến đường du lịch chạy ven đầm Lăng Cô vẫn chưa thể giải tỏa do hàng trăm cây xanh bị đổ chèn ngang đường.

Còn tại xã ven biển Lộc Vĩnh, đến 10 giờ trưa nay, toàn xã phải di dời khẩn cấp 180 hộ dân (khoảng 400 nhân khẩu). Tình trạng sạt lở bờ sông xảy ra ở khu vực sông Bù Lu (thôn Cảnh Dương) với chiều sâu 4m và dài 250m.

Tại xã Vinh Hải có gió to, sóng biển cao 3 m đã tràn qua bờ biền vào đất liền. Toàn tuyến đê biển của xã dài 4,5km bị xâm thực sâu vào đất liền từ 10 đến 12m, làm cuốn trôi hoặc vùi lập một số đoạn đường liên xã. Công trình đê bao bảo vệ bờ biển được đắp bằng đất vừa thi công hoàn thành trước bão số 8 cũng bị hư hỏng nặng.

Còn tại Vinh Hiền, toàn tuyến đê biển dài 7km của xã bị xâm thực sâu vào đất liền từ 5-7m. Theo thống kê ban đầu của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, bão số 10 đã làm gần 100 nhà dân trên địa bàn toàn tỉnh bị tốc mái, một người bị thương, nhiều ao hồ, lồng bè nuôi trồng thủy sản bị ngập và bị cuốn trôi.

Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/9, Hải đội 2 Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã kịp thời cứu hộ 1 tàu đánh cá trên phá Tam Giang Thừa Thiên Huế.

Sau khi nhận được tin báo tàu đánh mang biển kiểm soát 99999 TTH do ông Nguyễn Viết Chinh, trú tại Thôn Minh Hải, thị trấn Thuận An bị đức dây neo trôi dạt mắc cạn trên phá Tam Giang trên tàu có 10 ngư dân đang vật lộn trong mưa gió bão bùng.

Hải đội 2 biên phòng đã xuất kích tàu tuần tra và ca nô cao tốc kịp thời có mặt ứng cứu tàu gặp nạn. Do sóng to gió lớn nên công tác cứu hộ cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần quả cảm những chiến sỹ Hải đội 2 Biên phòng Thừa Thiên Huế đã kịp thời phương tiện vào bờ an toàn vào chiều hôm nay 30/9.

Mặc dù không phải là tâm của Bão, nhưng trên địa Bàn Nghệ An từ 15h chiều nay đã có mưa to và gió giất trên cấp 9 cấp 10. Nhờ làm tốt công tác phòng chống nên Nghệ an đã giảm thiệu được những thiệt hại đo bão số 10.

Tuy nhiên là địa phương thường xuyên bị thiệt hại về người và tài sản sau bão, nên việc theo dõi diễn biến của thời để kịp thời có các biện phá ứng phó luôn được chính quyền tỉnh Nghệ An đặc biệt quan tâm.

Tại các huyện ven biển của tỉnh Nghệ An như Cửa Lò, Diễn Châu, Quỳnh Lưu Nghi Lộc và thành phố Vinh chiều nay đã có mưa rất to và gió giật trên cấp 10. Một số hồ đập đã bị sụt lở nghiêm trọng, tuy nhiên nhờ ứng trực kịp thời nên Nghệ An đã huy động lực lượng, vật tư xử lý sự cố kịp thời.

Đồng thời do làm tốt công tác chèo chống nhà cửa, di tán người ở các ki-ốt trên bãi biển, các khu vực dân cứ có khả năng bị ảnh hưởng lớn đến những nơi an toàn để trú ẩn nên khi bão đổ bổ vào đất liền đã không xả ra những sự cố đáng tiếc gây thiệt hại về người.

Trước thực trạng mưa lớn như hiện nay nguy cơ xử ra lũ quét, lũ ống, sạt lở cao nên tỉnh Nghệ An đã cử nhiều đoàn công tác xuống bám cơ sở để chỉ đạo công tác phòng chống cơ bão số 10, đồng thời đang yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các địa phương bố trí người túc trực 24/24 chuẩn bị sẵn các phương án để đối phó khi có sự cố xảy ra.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước