Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh: Những thông điệp nằm trong lá phiếu

Báo chí toàn cảnh-Chủ nhật, ngày 28/10/2018 08:45 GMT+7

VTV.vn - Tuần qua, hoạt động được nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri mong đợi đó là việc Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 người giữ chức vụ được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Trước đây, trong nhiệm kỳ trước, Quốc hội đã từng 2 lần lấy phiếu tín nhiệm vào năm 2013 và 2014. Và lần này thì việc lấy phiếu tín nhiệm không có gì khác biệt về hình thức. Thế nhưng, lá phiếu rõ ràng chỉ là tờ giấy mỏng nhưng trách nhiệm của người cầm lá phiếu lại rất nặng nề, nên việc lấy phiếu lần này tiếp tục mang một ý nghĩa rất quan trọng.

Với bài viết có tiêu đề "Trách nhiệm của lá phiếu đối với đất nước", tờ Lao động bình luận, cao hơn sự hài lòng, đó là đánh giá chính xác để người được lấy phiếu tín nhiệm biết mình là ai, đã làm tốt chưa, hòng khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Người có tinh thần trách nhiệm, có lòng tự trọng, dứt khoát phải thay đổi để làm việc tốt hơn, tạo ra giá trị mới, thay đổi cho ngành mình tiến bộ. Mục đích của lá phiếu tín nhiệm là như vậy, và đó chính là vì trách nhiệm với đất nước.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đã được thực hiện, các đại biểu Quốc hội đã thể hiện sự đánh giá của mình qua từng lá phiếu. Thế nhưng, lấy phiếu tín nhiệm không phải rồi để cho vui, cho có, lấy xong rồi để đấy. Điều mà cử tri quan tâm nhiều hơn chính là những hành động sau khi lấy phiếu tín nhiệm, nhất là của các thành viên Chính phủ. Ai cũng hy vọng là người được lấy phiếu sẽ có thêm động lực, nỗ lực hơn nữa để đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân. Dù đây là việc khó khăn hơn rất rất nhiều so với việc lấy phiếu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước