Trên sông Tô Lịch, đoạn đầu đường Láng (Hà Nội), cảnh sắc trở nên mờ đục dưới làn sương dày. (Ảnh trong bài: Dân trí)
Không chỉ làm giảm tầm nhìn, sương mù còn làm khói bụi không thoát ra được, khiến không khí trở nên ô nhiễm hơn. Theo dự báo, trong 1 - 2 ngày tới, sương mù vẫn tiếp diễn, tập trung ở khu vực Đông Bắc Bộ. Sương dày nhất trong khoảng thời gian từ 4h đến 8 - 9h. Tầm nhìn xa có thể giảm xuống vài trăm mét.
Người dân hãy bảo vệ sức khỏe bằng việc luôn đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài đường, chú ý đi chậm, giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và sử dụng đèn sương mù đúng cách. Đặc biệt, trên các tuyến đường đèo dốc ở các tỉnh miền núi, do lưu lượng người tham gia giao thông không đông nên lượng sương mù dày đặc hơn và có thể kéo dài đến buổi trưa.
Các tuyến đường này thường hẹp, một bên là vực sâu, một bên vách đá, tầm nhìn lại hạn chế do sương mù nên ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Do đó, trước khi tham gia giao thông, người dân nên kiểm tra đèn chiếu sáng, đèn cảnh báo (phải có ánh sáng màu vàng), phanh và lốp, khi di chuyển trên đường nên kiểm soát tốc độ, giữ khoảng cách an toàn với xe ở phía trước, đề phòng các trường hợp phanh gấp vì có thể dẫn tới tai nạn liên hoàn.
Nhìn về hướng đường Nguyễn Chí Thanh cũng thấy một màu trắng xóa.
Các tòa nhà trên đường Trần Duy Hưng tuy không quá cao nhưng cũng chìm trong màn sương dày đặc.
Khu vực phía đường Lê Văn Lương.
Cảnh sông Tô Lịch trong sương mù.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!