Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn không biết đến bệnh này và không khám sức khỏe trước khi kết hôn. Vì vậy, khi lấy phải người có cùng gen bệnh với mình, nhiều em bé đã không thể chào đời. Và nếu được sinh ra, em bé lại phải sống chung với bệnh viện.
Ghi nhận tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, nơi đang điều trị cho gần 3.000 bệnh nhân tan máu bẩm sinh, những khuôn mặt sạm đen vì quá tải sắt. Nhiều đứa trẻ mặc cảm vì càng lớn thì diện mạo lại càng thay đổi như: thấp bé, trán dô, mũi tẹt, răng hô, suy tim, suy gan, suy nội tiết. Chi phí điều trị cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng, nhưng cơ hội khỏi bệnh hầu như là không có.
Trong ngày Thalassemia thế giới hôm nay, tại hội thảo diễn ra tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, các chuyên gia đã chỉ ra tình trạng người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc miền núi còn hết sức mơ hồ về căn bệnh này.
Các gia đình cần cho con mình sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh ngay khi là học sinh phổ thông. Các cặp đôi trước khi kết hôn cũng phải sàng lọc kỹ căn bệnh này. Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh phải nằm trong danh sách sàng lọc trước sinh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!