TNGT: Cần xét đến lỗi của người đi bộ

Lô Dũng-Thứ hai, ngày 06/05/2013 15:24 GMT+7

Tiến Sĩ Trịnh Hòa Bình trao đổi cùng phóng viên VTV. (Ảnh: VTV News)

 Xung quanh vấn đề làm thế nào để hạn chế ở mức thấp nhất những vụ TNGT có liên quan đến người đi bộ, phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với Tiến Sĩ Trịnh Hòa Bình.

Theo thống kê của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, hiện nay mỗi tuần trên thế giới có hơn 5.000 người đi bộ tử vong vì TNGT và tại Việt Nam những vụ TNGT liên quan đến người đi bộ cũng không hiếm gặp. Chính vì vậy tuần lễ An toàn giao thông đường bộ lần thứ 2 từ ngày 6 - 12/5 sẽ mang chủ đề “Nâng cao an toàn cho người đi bộ”.

Vậy làm thế nào để thực hiện mục tiêu ngắn hạn là không có người đi bộ tử vong trong tuần lễ An toàn giao thông đường bộ lần 2, cũng như hạn chế ở mức thấp nhất những vụ TNGT có liên quan đến khách bộ hành trong thời gian tiếp theo? Đây là chủ đề phóng viên VTV muốn đề cập đến trong cuộc trao đổi với Tiến Sĩ Trịnh Hòa Bình.

Pv: Nói về nguyên nhân gây ra các vụ TNGT đối với người đi bộ, theo ông có bao nhiêu phần trăm nguyên nhân là do yếu tố khách quan và bao nhiêu phần trăm là do yếu tố chủ quan?

Tiến Sĩ Trịnh Hòa Bình: Theo tôi nghĩ, để bóc tách vấn đề trên là một điều rất khó khăn. Còn nếu được phát biểu một cách cảm tính, tôi cho rằng con số là 50 - 50.

PV: Thông thường mọi người có tâm lý bênh vực hoặc đứng về phía người đi bộ cho dù tai nạn xảy ra là do lỗi từ chính phía họ. Ông có thể cho biết, tại sao lại có tâm lý như vậy?

Tiến Sĩ Trịnh Hòa Bình: Tôi nghĩ rằng không cứ là trong lĩnh vực giao thông, mà rất nhiều lĩnh vực khác cung cách xử phạt của chúng ta vẫn cứ thường nghiêng về người yếu thế. Ví dụ đối với lĩnh vực giao thông, một hình ảnh quen thuộc là những người đi xe ô tô to thường thua những người đi xe nhỏ hơn, xe ô tô nhỏ lại thua xe máy, xe máy lại thua xe đạp và xe đạp lại thua những người đi bộ.

PV: Về tình trạng này, chúng ta cần phải thay đổi nhận thức từ người tham gia giao thông và người quản lý như thế nào, thưa ông?

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình: Tôi nghĩ bây giờ sự thay đổi phải bắt đầu từ phía nhà quản lý. Sự thay đổi này sẽ mang tính đột phá, bởi câu chuyện vận động tuyên truyền lúc nào mọi người cũng nghe nhưng hành vi vẫn mãi không chuyển đổi. Người ta thường nói truyền thông sẽ giúp thay đổi hành vi, tuy nhiên sự thay đổi hành vi của khách bộ hành không phải diễn ra ngày một ngày hai. Vì vậy, sự thay đổi từ phía nhà quản lý sẽ rất quan trọng.

PV: Cũng có một câu chuyện từ sự thay đổi, chúng tôi muốn dẫn chứng ở đây đó là vào năm 2004 ở TP.HCM và năm 2009 ở Hưng Yên, các cơ quan chức năng đã từng xử phạt những người đi bộ mà gây tai nạn. Vậy vấn đề ATGT cho người đi bộ chúng ta nên nhìn nhận một cách đầy đủ như thế nào, thưa ông?

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình: Theo tôi, vấn đề ATGT cho người đi bộ cần được nhìn nhận một cách đầy đủ, đó là chính người đi bộ cũng cần phải chủ động hơn để có được an toàn cho mình. Và tôi nghĩ rằng chừng nào cơ quan chức năng chưa có sự xử lý trực tiếp, nghiêm minh đầy đủ tại chỗ, việc vi phạm vẫn cứ tràn lan.

PV: Vậy chúng ta cần quan tâm đến những phương pháp gì trong công tác quy hoạch để đảm bảo ATGT cho người đi bộ, ngoài vấn đề ý thức như đã bàn luận ở trên, thưa ông?

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình:Khi chúng ta bàn đếncâu chuyện qui hoạch là chúng ta bàn đến tính chất dài hơi, tính chất chiến lược, những qui hoạch này cần phải mang tính hợp lý một cách tối ưu.

Cảm ơn ông đã tham gia cuộc trao đổi!

Mời quí vị theo dõi VIDEO toàn bộ nội dung cuộc trao đổi giưa phóng viên VTV với Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình tại đây.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước