"Tôi không đẻ, tôi không nuôi". Một người cha đã viết những dòng như vậy trong một tờ giấy, gửi kèm với đứa con 4 tuổi mà ông ta bỏ lại tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang hồi giữa tháng 5 vừa qua. Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, nơi xét xử vụ ly hôn của hai vợ chồng, đã liên hệ với gia đình nhiều lần nhưng không ai đến đón bé nên đã bàn giao bé cho UBND xã, nhờ chính quyền địa phương liên hệ người thân đến nhận cháu.
Người cha giải thích rằng, đó là những điều anh ta viết ra trong lúc nóng giận và thiếu suy nghĩ. Vậy lý do thực sự của câu chuyện chua xót này là gì? Vì sao cả cha và mẹ lại chối bỏ con mình? Số phận của cháu bé bây giờ ra sao?
Sau cuộc ly hôn, cả hai cùng nhanh chóng có một cuộc sống mới. Chỉ tiếc rằng, trong mỗi cuộc sống ấy, không có chỗ dành cho đứa con bé con bé bỏng của họ
Không có điều kiện, đây là lý do người bố, người mẹ đưa ra để từ chối việc nuôi nấng đứa con ruột thịt của mình. Hai người lấy nhau trong hoàn cảnh rổ rá cạp lại và cũng nhanh chóng chia tay nhau bởi những bất đồng trong cuộc sống.
Sau cuộc ly hôn, cả hai cùng nhanh chóng có một cuộc sống mới. Chỉ tiếc rằng, trong mỗi cuộc sống ấy, không có chỗ dành cho đứa con bé con bé bỏng của họ.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, trong 10 năm, từ 2008 đến 2018, nước ta có gần 1,4 triệu vụ ly hôn. Trong nhiều cuộc ly hôn, có rắc rối của tranh chấp tài sản, tranh chấp nuôi con.
Những đứa trẻ còn non nớt phải đưa ra lựa chọn: sống với mẹ hay với cha. Có trường hợp, cả cha và mẹ đều từ chối nuôi bé. Đáng tiếc, đó lại không phải hoàn cảnh quá cá biệt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!