Tổng Bí thư Lê Duẩn với tư tưởng xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân làm chủ

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 05/04/2017 09:46 GMT+7

VTV.vn - Hôm nay (5/4), trên báo Nhân dân và Quân đội nhân dân đều đăng bài viết "Tổng Bí thư Lê Duẩn với tư tưởng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân làm chủ".

* Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn, trên báo Nhân dânQuân đội nhân dân hôm nay đều đăng bài viết "Tổng Bí thư Lê Duẩn với tư tưởng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân làm chủ" của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.

Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Tổng Bí thư Lê Duẩn yêu cầu: Tất cả các cán bộ, nhân viên của Nhà nước, bất kỳ ở cương vị công tác nào, đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng hết dạ phục vụ nhân dân, phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng, đạo đức và tinh thần cách mạng cao cả đó, từng cán bộ, người lao động hãy quyết tâm xây dựng Chính phủ và bộ máy hành chính nhà nước các cấp thực sự liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

* Trên tờ Đầu tư, chính Thủ tướng Chính phủ đã rất sốt ruột trước con số 5,1% tăng GDP trong quý I/2017. Bởi thế, hàng loạt chỉ đạo rốt ráo đã được người đứng đầu Chính phủ quán triệt.

Từ chuyện phải có kịch bản tăng trưởng của từng ngành và sản phẩm, nhằm vào lĩnh vực có nhiều tiềm năng, nhưng đạt thấp như công nghiệp khai khoáng, xây dựng, công nghiệp chế tạo…, đến chuyện làm sao đẩy mạnh đầu tư xã hội; rồi đến vấn đề huy động mọi nguồn lực trong dân để đầu tư sản xuất, kinh doanh, xử lý nợ xấu..., có thể khẳng định, các giải pháp điều hành từ Chính phủ là trúng, đúng và đầy đủ, song vì khâu thực thi, nên hiệu quả mang lại chưa lớn.

* Bàn về Dự thảo Luật Quy hoạch đang thu hút sự quan tâm của xã hội thời gian qua, tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam có trích ý kiến của nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, PGS.TS.KTS Trần Trọng Hanh: "Không thâu tóm quyền lực về cơ quan nào".

Nếu vẫn giữ cách làm quy hoạch như hiện nay thì quy hoạch phụ thuộc vào ý chí của lãnh đạo, hơn 20 bộ sẽ là 20 Chính phủ, 63 tỉnh sẽ là 63 quốc gia. Cách làm quy hoạch như vậy rất thích nhưng đất nước lại chẳng thể phát triển, thậm chí tụt hậu. Dự thảo Luật Quy hoạch không đưa ra cách làm là loại bỏ luật này luật kia để nhằm thâu tóm quyền lực. Vấn đề cấp bách là phải thay đổi cách làm quy hoạch quá lãng phí và không hiệu quả hiện nay.

* Theo bài viết trên tờ Thời báo Tài chính, cần bổ sung quản lý đối với toàn bộ tài sản công nhắm không để tồn tại "khoảng trống" nào. Khoảng trống ấy có thể đến từ phạm vi, khái niệm tài sản công chưa được bao quát hết như ngoài những tài sản hiện hữu chúng ta đang quản lý, sử dụng thì tài sản công còn bao gồm những tài sản hữu hình, vô hình khác như tài nguyên đất, khoáng sản, bầu trời, mặt biển… hay đối với tài sản nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp để kinh doanh, khi tiến hành chuyển phí thành giá, phải được tính khấu hao hết để đảm bảo lợi ích nhà nước, hơn nữa là nộp lại một phần lợi nhuận sau thuế cho nhà nước.

* Thông tin Bộ Giao thông Vận tải đang cân nhắc về khả năng áp thêm khung giá sàn cho các đường bay nội địa khiến người tiêu dùng lo ngại về việc khó tiếp cận dịch vụ hàng không giá rẻ trong thời gian tới.

Có ý kiến cho rằng, việc áp giá sàn là phi thị trường, trái với Luật Giá và Luật Cạnh tranh. Rõ ràng, cơ hội để VietJet có thể tham gia vào thị trường hàng không nội địa xuất hiện khi trong nhiều năm Vietnam Airlines định giá quá cao. Vietnam Airlines có nhiều ưu thế về tài chính, nhân sự, kĩ thuật... nhưng nếu cạnh tranh, thì họ phải giảm giá. Nếu chính sách áp giá sàn này được thông qua, chiến lược cạnh tranh bằng giá rẻ của VietJet sẽ không còn phù hợp trong bối cảnh mới.

* Sau khi Thủ tướng có chỉ thị tạm ngưng toàn bộ việc cấp phép nạo vét sông, liên tiếp nhiều địa phương đã ngừng khai thác cát. Động thái này làm cho giá cát ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận tăng mạnh.

Giá cát vàng trước đây 2 tuần khoảng 300.000 đồng/khối, giờ lên gấp đôi. Giá cát đen khoảng 180.000 đồng/khối, nay lên hơn 300.000 đồng/khối. Rất nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng nhỏ lẻ đều không còn nguồn cát để cung cấp cho thị trường khiến người dân và nhà thầu đều gặp khó.

* Vào thời điểm tròn 1 năm từ lúc xảy ra sự cố môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh gây ra, theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động, dọc vùng "biển chết" từ Huế đến Hà Tĩnh đã có những đổi thay tươi sáng khi con mực, con cá, con tôm được đánh bắt ngay trên vùng biển này đã được người dân tin tưởng sử dụng, thế nên ngư dân tấp nập đóng mới tàu thuyền, sắm ngư cụ để ra khơi. Theo ngư dân ở đây, biển sạch cá mới sinh sôi như vậy, để họ liên tục trúng các loại cá lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước