Trong khi đó, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhiều năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển gạch không nung, giảm các lò gạch thủ công.
Tại tỉnh Hòa Bình, khoảng 2 km đã có đến 20 lò gạch. Một số lò gạch nằm trên địa bàn xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Người dân ở đây cho biết đất làm nguyên liệu cho lò gạch là do xẻ núi mà có.
Tương tự, đại diện huyện Thanh Lương, tỉnh Hòa Bình cho biết hiện có 17 doanh nghiệp hoạt động lò gạch trên huyện. Riêng xã Thanh Lương có 7 lò gạch nhưng có 2 lò hoạt động không được cấp phép.
Tình trạng xẻ đồi lấy đất không chỉ diễn ra tại Hòa Bình mà tại Bắc Giang, tình trạng này cũng đang diễn ra. Số đất được san lấy từ các quả đồi bị san lấp lại được vận chuyển đến nhà máy sản xuất gạch Tân Xuyên ngay gần đó. Người dân cho biết nhà máy rộng hàng trăm ha này đã hoạt động liên tục từ nhiều năm nay và nguyên liệu là đất được lấy từ hàng chục quả đồi xung quanh.
Theo tính toán, mỗi viên gạch bán ra thị trường có giá 1.200 đồng/viên, trừ chi phí mua đất và nhân công than củi và điện, máy móc hết 400 đồng, lãi 800 đồng/viên. Ước tính, mỗi lò gạch sản xuất hơn 100 triệu viên/năm, lợi nhuận thu được là quá lớn.
Lợi nhuận lớn đang được rút ra từ tài nguyên đất của quốc gia trong khi rất nhiều lò gạch lại đang hoạt động trái phép và không hề có giấy phép được khai thác tài nguyên.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!