Sự điều chỉnh này không chỉ phù hợp với thực tế hiện nay, đây còn là cơ hội để thử nghiệm công nghệ, tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội trong thời đại 4.0, với mục tiêu xây dựng Quốc hội điện tử.
Một buổi thử nghiệm họp trực tuyến kết nối giữa Hội trường Quốc hội với các đoàn đại biểu Quốc hội trên 63 tỉnh thành chuẩn bị cho ngày khai mạc kỳ họp thứ 9 vào ngày 20/5 tới đây. Với hệ thống ứng dụng các công cụ họp thông minh, mặc dù có ngồi tại văn phòng Quốc hội ở địa phương nhưng các đại biểu Quốc hội phát biểu, biểu quyết kịp thời các vấn đề để các cuộc họp diễn ra bình thưởng như tại phòng họp trực tiếp. Văn phòng Quốc hội đã phối hợp nhiều đơn vị, nhất là trong việc thiết kế các phần mềm chuyên dụng phục vụ việc tranh luận, biểu quyết. Bởi đây là những hoạt động đặc thù, được cử tri và nhân dân kỳ vọng tại mỗi kỳ họp.
Dù là lần đầu tiên được thực hiện, việc tổ chức kỳ họp trực tuyến được cho là sẽ có những tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của kỳ họp. Với hệ thống phần mềm được thiết kế chuyên biệt phục vụ các đại biểu quốc hội như hỗ trợ đại biểu phân tích các dự thảo luật có trùng lặp, mâu thuẫn với luật đã ban hành, cập nhật liên tục các tin tức liên quan đến hoạt động của Quốc hội cũng như nghị viện thế giới việc triển khai họp trực tuyến tại còn khẳng định quyết tâm xây dựng Quốc hội điện tử của Quốc hội Việt Nam.
Trong kỳ họp thứ 9 này, giai đoạn 2 các đại biểu quốc hội sẽ họp trực tiếp tại hội trường như thông lệ. Để tạo thuận lợi cho hoạt động kỳ họp, các đại biểu Quốc hội sẽ sử dụng tiện ích kết nối việc xem báo cáo, kiểm soát tiến độ công việc và xử lý văn bản. Việc ứng dụng công nghệ, xây dựng một quốc hội điện tử sẽ giúp cho các hoạt động của Quốc hội vừa đảm bảo chất lượng, vừa phù hợp với xu hướng của thế giới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!