Vạc đồng thời chúa Nguyễn.
Có niên đại từ 1648 - 1687, bộ sưu tập 10 chiếc vạc đồng được đúc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, tượng trưng cho sức mạnh và sự trường tồn của chính quyền Đàng trong. Trong số 10 chiếc vạc đồng này, đáng chú ý là hai chiếc vạc tại sân điện Cần Chánh là những chiếc to nhất, nặng nhất và được trang trí khá đẹp mắt.
Điều đặc biệt, trên vành miệng mỗi chiếc vạc đều có ghi niên đại, trọng lượng, số lượng vạc đúc. Đặc điểm này được xem là cơ sở quan trọng để các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu luận giải các vấn đề liên quan về mặt lịch sử - xã hội, kỹ thuật công nghệ đương thời.
Hiện các vạc đồng được đặt tại nhiều điểm khác nhau trên di tích Huế nhưng tập trung nhiều nhất tại Hoàng Thành Huế. Trải qua thời gian và nhiều biến động lịch sử, những chiếc vạc đồng còn lại hiện nay là những hiện vật gốc, độc bản. Không chỉ thống nhất về loại hình, kiểu dáng và đa dạng về kích thước, trọng lượng, bộ sưu tập vạc đồng thời chúa Nguyễn còn là những tác phẩm mỹ thuật đặc sắc thể hiện sự kế thừa văn hóa cội nguồn Thăng Long nhưng đồng thời cũng mang tính sáng tạo của cư dân vùng đất mới Đàng trong thế kỷ XVII.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.