Vì sao khó biến rác thải thành tài nguyên?

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 28/04/2019 16:16 GMT+7

VTV.vn - Nếu rác thải không được phân loại tại nguồn, Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu xử lý, tái chế 85% rác thải sinh hoạt vào năm 2025.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ chôn lấp rác ở nước ta hiện còn rất cao là hơn 70%. Không chỉ lãng phí đất, ô nhiễm môi trường, thậm chí còn lãng phí một lượng lớn rác có thể tái chế. Thời gian qua, một số công nghệ đã được triển khai ở một số địa phương như sản xuất rác thành phân hữu cơ hay đốt rác tươi để phát điện. Mặc dù vậy, nhiều dự án lại hoạt động không hiệu quả.

Nhà máy xử lý rác thải của Công ty Phát triển dự án Việt Nam tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - một trong những dự án được xem là hiện đại nhất ở Việt Nam phân loại và xử lý được triệt để các loại rác thải. Theo đó, rác tái chế sẽ được tách riêng, các phụ phẩm, rác hữu cơ sẽ được xử lý lên men tạo khí gas để phát điện. Tuy nhiên, nhà máy này luôn thiếu rác.

Cũng như Quảng Bình, một số nhà máy rác ở các địa phương như Hải Dương đã nghiên cứu, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải không phân loại để tái chế thành phân mùn hữu cơ, tách lọc nilon để tái chế. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động lâu dài, nhà máy này đang gặp không ít khó khăn do phí xử lý rác thấp, khoảng 300.000 đồng/tấn. Mặt khác, rác thải không được phân loại tại nguồn, khiến cho việc đầu tư công nghệ phức tạp và tốn kém hơn.

Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang rà soát các quy định về quy hoạch, quản lý, xử lý, chất thải rắn, dành nhiều cơ chế khuyến khích các mô hình xử lý, tái chế rác.

Theo các chuyên gia môi trường, nếu những bất cập về cơ chế tài chính, đặc biệt nếu rác thải không được phân loại tại nguồn, Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu xử lý, tái chế 85% rác thải sinh hoạt vào năm 2025.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước