Cũng cần phải nói thêm, đó là tại Kỳ họp Quốc hội thứ 3, vào tháng 5 vừa qua, Dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi đã bị Quốc hội trả lại Chính phủ sau khi các đại biểu Quốc hội cho ý kiến. Và đây là lần thứ 2 Dự thảo này được đưa ra Quốc hội.
Dù sao thì đến thời điểm này, Luật mới cũng đã được thông qua và vấn đề đặt ra là sẽ triển khai luật mới như thế nào và tương lai của các hợp tác xã sẽ ra sao. Thống kê cho thấy, hiện nay cả nước có khoảng 14.500 hợp tác xã, tuy nhiên rất ít trong số đó hoạt động thực sự có hiệu quả.
Có 1 thực tế hiện nay là có rất nhiều doanh nghiệp đang đội lốt hợp tác xã để được hưởng những ưu đãi về chính sách đối với hợp tác xã. Gọi là hợp tác xã nhưng thực chất các xã viên chỉ là những người làm thuê và hưởng lương. Theo Ban soạn thảo luật mới, sự nhập nhèm này cần phải chấm dứt và theo Luật mới, hợp tác xã đã không còn là một doanh nghiệp đặc thù.
Sẽ còn quá sớm để có thể khẳng định, Luật Hợp tác xã mới sẽ đi vào cuộc sống một cách suôn sẻ và các hợp tác xã sẽ thực sự trở thành người đại diện cho tiếng nói của xã viên. Tuy nhiên, đã có thể khẳng định, Nghị quyết TW 5, khóa 9 ra ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trong đó đặt ra mục tiêu “Đến năm 2010 đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế” đã chưa thể đạt được.
Tình trạng yếu kém hiện nay của các hợp tác xã cần phải được thay đổi. Hy vọng rằng, Luật Hợp tác xã sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua sẽ đưa sự vận hành của các hợp tác xã vào đúng đường ray của nó và tạo được cú huých thực sự cho Kinh tế tập thể phát triển tại Việt Nam.
Mời Quý vị cùng ông Nguyễn Minh Tú, Vụ trưởng Vụ Hợp tác xã - Bộ KH&ĐT và ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn - Bộ NN&PTNT đối thoại về
Luật Hợp tác xã mới qua
Video: