Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu

Đặng Mai (Ban Thời sự)-Thứ năm, ngày 11/02/2016 22:12 GMT+7

VTV.vn - Xâm nhập mặn tại ĐBSCL hay giá rét kỷ lục trong hơn 30 năm qua tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, đó chính là những biểu hiệ n rõ nhất của biến đổi khí hậu.

Việt Nam đang và sẽ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng này. Vậy, trong năm Bính Thân 2016, chúng ta sẽ phải làm gì để ứng phó với thực trạng cũng như thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu.

Có thể nói, chưa bao giờ cụm từ "Biến đổi khí hậu" lại được nhắc đến nhiều như trong thời gian gần đây. Biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan không còn là câu chuyện xa xôi mà nó đang ảnh hưởng đến cả bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam do mùa màng thất bát, trâu bò chết hàng loạt do thời tiết giá lạnh bất thường. Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mỗi người do dịch bệnh gia tăng và ảnh hưởng đến cả ngôi nhà chúng ta đang sống khi nước biển nhấn chìm những vùng đất thấp. Còn trên phạm vi toàn cầu, biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất mà thế giới phải đối mặt, bên cạnh các vấn đề khủng bố hay an ninh mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Đợt rét đậm rét hại kỷ lục trong 30 năm qua kèm theo băng tuyết dày đặc đã khiến cuộc sống của hàng nghìn người dân tại nhiều địa phương vùng cao ở miền Bắc và cả miền Trung bị khốn đốn. Nhiều nơi nhiệt độ dưới 0 độ C. Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi bị thiệt hại nặng nề. Trước đó, trong năm 2015, ở nước ta, thiên tai xuất hiện với tần suất dày đặc.

Nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao kỷ lục trong 60 năm qua diễn ra trên diện rộng khiến hàng nghìn người dân khu vực miền Trung lâm vào tình cảnh thiếu lương thực, nước uống.

Bờ biển Cửa Đại - Hội An, tỉnh Quảng Nam, biến lấn sâu tới 200m. Thực trạng này khiến người ta phải nghĩ đến kịch bản xấu nhất là khu vực này sẽ chìm trong nước biển vào cuối thế kỷ.

Tại vùng ĐBSCL - vựa lúa của cả nước, tình trạng sạt lở đất, xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng. Mỗi năm, khoảng 500 ha đất của vùng này bị mất đi.

Còn trên thế giới, hàng loạt các thảm họa thiên tai diễn ra khốc liệt. Đầu năm nay, hàng loạt trận bão tuyết lớn đã khiến nước Mỹ thiệt hại ít nhất 3 tỷ USD trong khi đợt giá rét kỷ lục ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trung Quốc.

Năm 2015 tiếp tục lập thêm một kỷ lục nữa về số siêu bão khi chỉ riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương xuất hiện đến 9 siêu bão. Năm 2015 đã trở thành năm nóng kỷ lục, gây thiệt hại đáng kể khi có 5.000 người thiệt mạng trên thế giới, với đỉnh điểm là 2 đợt nắng nóng tại 2 nước gia Nam Á khác là Ấn Độ và Pakistan.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước