2015 - Năm của cam kết và hành động ứng phó biến đổi khí hậu

Hoàng Long (Ban Thời sự)-Thứ hai, ngày 28/12/2015 21:44 GMT+7

VTV.vn - Trước tác động ngày càng sâu sắc của biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đã cùng nỗ lực và cam kết có các biện pháp ứng phó.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030 Mỹ sẽ cắt giảm 32% lượng phát thải khí CO2 so với năm 2005; Nhật Bản sẽ cắt giảm 26%; EU giảm 40%. Đây là một cam kết kỉ lục. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ cắt giảm 60%-65% lượng khí CO2 trên mỗi đơn vị GDP; Ấn Độ sẽ sử dụng 40% điện từ năng lượng tái tạo.

Các nước không chỉ cam kết, mà đã có những hành động cụ thể để ứng phó với biến đổi khí hậu. Mỹ đã khởi động một đạo luật có sự ký kết của 81 tập đoàn lớn nhằm hạn chế phát thải trong kinh doanh. Nhật Bản ủng hộ 1,5 tỷ USD vào Quỹ Khí hậu Xanh của Liên hợp quốc để giúp các nước đang phát triển ứng phó biến đổi khí hậu. Năm 2015, một dự án mang tên "Sứ mệnh đổi mới" được khởi xướng bởi lãnh đạo 20 quốc gia cũng đã cam kết trong 5 năm tới sẽ tăng gấp đôi đầu tư cho phát triển nghiên cứu công nghệ sạch.

Đáng chú ý nhất, tại Hội nghị COP21 đầu tháng 12, 195 quốc gia trên thế giới đã ký kết thỏa thuận lịch sử nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất dưới 2°C và cố gắng giới hạn ở mức 1,5°C; đồng thời, hỗ trợ tài chính 100 tỷ USD/năm từ năm 2020 để giúp các nước đang phát triển ứng phó biến đổi khí hậu.

COP 21: Cơ hội lịch sử trước vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu COP 21: Cơ hội lịch sử trước vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu

VTV.vn - Trước tình hình biến đổi khí hậu xảy ra trong năm 2015, Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu (COP 21) được coi là cơ hội lịch sử để cứu Trái Đất.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước