Trước vấn nạn xe điện nhái chất lượng thấp đang hoành hành trên khắp Việt Nam, Công ty Cổ phần Xe điện toàn cầu PEGA đã chính thức công bố chiến dịch "Tẩy chay hàng giả - Vì quyền lợi của người tiêu dùng".
Để đề phòng hàng nhái, PEGA đã đăng ký bản quyền thiết kế ở cả Trung Quốc và Việt Nam cho dòng sản phẩm Cap A. Tuy nhiên, trong quá trình chờ cấp bằng sáng chế ở Việt Nam, các đối thủ cùng ngành xe điện liên tiếp gây khó dễ, kéo dài thời gian để bán xe nhái chất lượng thấp tới người tiêu dùng.
Xe nhái có chất lượng thấp hơn, và không có giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ
Việc cấp bằng sáng chế cho dòng Cap A-2 (Cap A thế hệ thứ 2) của PEGA kéo dài gần 15 tháng và mới được Cục Sở hữu Trí tuệ ký duyệt từ ngày 21/6/2017. Trong thời gian này, nhiều doanh nghiệp đã nhập xe nhái, giả mạo mẫu Cap A để bán tại thị trường Việt Nam, thậm chí sử dụng cả nhãn mác và thiết kế gần như y hệt so với sản phẩm chính hãng.
Giá bán của các sản phẩm nhái từ khoảng 9-11 triệu đồng, trong khi giá bán của xe chính hãng ở mức 13,99 triệu đồng. Các thông tin về xe điện nhái đã được nhiều cơ quan báo chí, truyền hình trên khắp cả nước ghi nhận vào khoảng tháng 10/2016. Nhiều cửa hàng cũng thừa nhận việc xe nhái có chất lượng thấp hơn và không có giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ để đăng ký biển số.
Giá bán của các sản phẩm nhái có giá thấp hơn xe chính hãng
Đứng trước việc việc, PEGA đã gửi công văn tới các cửa hàng, đại lý và doanh nghiệp kinh doanh xe nhái, giả mạo thiết kế Cap A nhằm tạo điều kiện cho họ có thể chấm dứt việc kinh doanh thiếu đạo đức. Song từ năm 2016 đến nay thì số lượng xe Cap A bị làm nhái ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường.
Để bảo vệ quyền lợi của cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp sáng tạo, PEGA đã gửi công văn tới ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương và ông Trịnh Văn Ngọc, Cục Quản lý Thị trường, với mong muốn có được sự giúp đỡ của Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong thị trường xe điện.
Sự khác biệt của các dòng xe nhái nằm ở chỗ sử dụng các linh kiện kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng. Trong khi PEGA trang bị cho dòng Cap A-3 mới bộ động cơ điện và bộ điều tốc tối ưu của thương hiệu của Đức, thì dòng Cap A nhái tràn lan trên thị trường bị giấu nhẹm các thông tin linh kiện xe.
Đây không phải lần đầu tiên mà các doanh nghiệp kinh doanh xe điện nhỏ lẻ tại Việt Nam đi theo hướng đặt hàng và kinh doanh xe điện nhái, giả mạo. Các thương hiệu lớn trên thế giới như Gogoro, Vespa hay Honda cũng bị xâm phạm tương tự.
Xe điện được coi là phương tiện xanh, hiện rất được giới trẻ như học sinh, sinh viên hay các nhân viên văn phòng, nội trợ sử dụng. Nhóm này thường không có nhiều kinh nghiệm về sử dụng và mua sắm xe, nên dễ bị các cửa hàng kinh doanh xe điện thiếu đạo đức lừa gạt. Các xe điện nhái, giả mạo khó có thể đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng, thậm chí có thể dẫn tới tai nạn giao thông hay cháy nổ... Các doanh nghiệp như PEGA cũng có thể bị ảnh hưởng khi người tiêu dùng đánh giá xe điện là phương tiện kém an toàn, mặc dù đó chỉ là cảm nhận khi sử dụng các mặt hàng nhái không qua kiểm định.
Ông Lê Hoàng Long, Giám đốc điều hành của PEGA, khẳng định: "Xe điện là phương tiên xanh sạch, đã và đang mang lại giá trị cao cho xã hội trong tương lai. Song để xe điện có thể phát triển tại Việt Nam thì phải có những sản phẩm chất lượng cao chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Muốn làm được điều này, các doanh nghiệp xe điện tại Việt Nam phải có một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm phát huy được tính sáng tạo. Việc xe điện nhái, giả mạo với chất lượng thấp được bày bán tràn lan sẽ kìm hãm, thậm chí giết chết lòng tin của người tiêu dùng, cũng như gây mất an toàn giao thông đối với người tiêu dùng. PEGA sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn chặn, giải quyết triệt để vấn đề vi phạm để giữ được quyền lợi của doanh nghiệp cũng như bảo vệ người tiêu dùng".
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!