Các doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như thế nào khi khởi nghiệp?

Ban Khoa giáo-Thứ năm, ngày 24/01/2019 13:12 GMT+7

VTV.vn - Một thực trạng đáng buồn là các nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy giá trị tài sản trí tuệ có thể lớn hơn rất nhiều so với giá trị của các tài sản hữu hình.

Trong những thập kỷ trước, phần lớn tài sản của các doanh nghiệp Mỹ là hữu hình. Các tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ chiếm xấp xỉ 20% tài sản của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đến năm 2005, tỷ lệ tài sản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp về cơ bản đã bị đảo ngược. Giá trị thị trường của S&P 500 - chỉ số chứng khoán dựa trên vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch - xấp xỉ 80% tài sản vô hình và đến năm 2015, con số này là 87%.

Tại Việt Nam, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo đang phát triển ngày một mạnh mẽ. Tuy nhiên, có một thực trạng chung là các nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa nghĩ đến việc đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ hoặc ngại đăng ký vì nhiều lý do.

Câu chuyện "con kiến kiện củ khoai" giữa một start-up còn rất trẻ với một ông lớn trong ngành cà phê đã gây xôn xao trong cộng đồng khởi nghiệp. Sau 5 năm theo đuổi vụ kiện xâm phạm bản quyền nhãn hiệu, cuối cùng, start-up này đã giành phần thắng trong cuộc chiến pháp lý.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp khởi nghiệp nào cũng may mắn như doanh nghiệp này. Thực tế, khá nhiều start-up thờ ơ với việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Chính vì không được bảo hộ, các tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp dễ bị sao chép, bị làm giả hay bị lợi dụng danh tiếng khi sản phẩm dịch vụ được lưu thông trên thị trường, đẩy các doanh nghiệp vào các cuộc tranh chấp tốn rất nhiều thời gian, công sức và đánh mất nhiều cơ hội phát triển thương hiệu.

Câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như thế nào khi khởi nghiệp?

Để giải đáp vấn đề này, chương trình Câu chuyện Sở hữu trí tuệ đã mời tới trường quay ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo chia sẻ của khách mời, các doanh nghiệp khởi nghiệp nên tìm cho mình những chuyên gia hoặc những đơn vị tư vấn về sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, ngay từ khi có ý tưởng, các doanh nghiệp cần thực hiện ngay việc đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình.

Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Giải pháp nào để cải thiện và nâng cao việc đăng ký sáng chế? Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Giải pháp nào để cải thiện và nâng cao việc đăng ký sáng chế? Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Câu chuyện sở hữu trí tuệ: Thực trạng xâm phạm quyền tác giả trên mạng Câu chuyện sở hữu trí tuệ: Thực trạng xâm phạm quyền tác giả trên mạng


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước