The Moneyverse (Vũ trụ Đồng tiền) - sân chơi về giáo dục đầu tư tài chính cá nhân cho sinh viên vừa lên sóng tập 2 với sự dẫn dắt đầy chuyên nghiệp của 2 MC Tuyền Tăng và Công Tố.
Tham gia tranh tài ở tập này sẽ là các đại diện Top 3 đến từ 3 trường: Trường Đại học Thuỷ lợi (Nguyễn Thanh Xuân, Bùi Văn Thiện, Phùng Bảo Lân), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế (Nguyễn Danh Quốc Huy, Phùng Hữu Minh Nhật, Võ Phan) và Học viện Ngân hàng (Bùi Hải Yến, Bùi Văn Thành, Nguyễn Đức Duy).
Đại diện 3 Trường tham gia tranh tài trong tập 2 giải đấu Vũ trụ Đồng tiền
Các "chiến binh" giành được chiến thắng sẽ được quyết định bởi dàn ban giám khảo chuyên môn và dày kinh nghiệm như: Bà Lê Thị Lệ Hằng - Giám đốc chiến lược, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI; TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ông Hans Nguyễn - Cố vấn Trưởng Dragon Capital Việt Nam; Nhà báo Dương Ngọc Trinh - Giám đốc chiến lược Thời báo VTV, Đài truyền hình Việt Nam; PGS.TS. Đỗ Hoài Linh - Chuyên gia Tài chính cá nhân, Thành viên Hội đồng cố vấn chuyên môn Vũ trụ Đồng tiền. Đặc biệt, các khán giả có mặt tại trường quay cũng chính là những nhà đầu tư có kinh nghiệm, những nhà đầu tư thế hệ mới của chương trình.
Chủ đề tập lần này của The Moneyverse (Vũ trụ Đồng tiền) mang tên "Quỹ đạo chi tiêu", các "chiến binh" bước vào vòng thi đầu tiên có tên gọi "Monee Hunter - Săn tiền thưởng". Cụ thể, một từ khoá của chương trình xuất hiện, các thí sinh cùng nhau giải nghĩa từ khóa dựa trên 2 tiêu chí: đúng và dễ hiểu. Đội nào thắng phần diễn giải từ khoá sẽ có số đạn nhiều nhất để bước sang phần chơi thực tế ảo VR (bắn thiên thạch từ khóa dựa theo câu hỏi). Kết thúc phần chơi, đội nào bắn được nhiều nhất sẽ nhận được giải thưởng 100 triệu Monee, đội nhì 95 triệu Monee, đội ba 90 triệu Monee.
Với từ khoá là "Lạm phát", các thí sinh đã có một khoảng thời gian đầy căng thẳng để cùng nhau tranh luận. Đại diện Trường Đại học Thuỷ lợi gặp khó khăn về cách biểu đạt cùng áp lực thời gian nên không thể hoàn thành phần giải mã từ khóa trong thời gian quy định. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế mặc dù chưa gây ấn tượng với ban giám khảo nhưng cũng hoàn thành vừa kịp lúc. Riêng Top 3 Học viện Ngân hàng là nhóm chiếm ưu thế áp đảo khi lựa chọn giải mã từ khoá thông qua tiểu phẩm ngắn. Với phần thể hiện sáng tạo, Top 3 Học viện Ngân hàng đã xuất sắc giành chiến thắng ở vòng thi đầu tiên, vị trí thứ hai thuộc về đội Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế và cuối cùng là đội Trường Đại học Thuỷ lợi. Theo đó, giám khảo Cấn Văn Lực cũng tóm tắt lại định nghĩa của "Lạm phát": "Lạm chính là làm quá một cái gì đó, phát chính là tăng lên. Một cái gì đó bị tăng lên quá mức thì chính là câu chuyện của lạm phát. Lạm phát là sự tăng giá của hàng hoá, dịch vụ và là sự mất giá của giá trị đồng tiền". Ngay sau đó, Vũ trụ Đồng tiền gây ấn tượng khi mang đến cho các thí sinh trò chơi thực tế ảo, trải nghiệm cùng chiếc kính VR đầy mới mẻ và thú vị.
Vòng thứ hai của chương trình mang tên "Bigbang - Đầu tư giả lập". Chương trình cung cấp một bối cảnh kinh tế giả định, đây là cơ sở để các đội chơi có thể đánh giá và phân bổ Monee. Trước khi bước vào vòng thi, Nhà báo Dương Ngọc Trinh đã đưa ra yêu cầu mong muốn đổi Ngôi sao trách nhiệm để có được 60% tổng giá trị tài sản của các đội. "Ngôi sao trách nhiệm" được tiết lộ có thể thay đổi cục diện cuộc chơi, vật phẩm này có thể có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực.
Sau khi nhận đề nghị, các đội đại diện 3 trường nhanh chóng thực hiện màn giao dịch và thỏa thuận. Đại diện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế gây thuyết phục với mức thoả thuận 50% cho tổng giá trị tài sản của các đội để đổi lấy Ngôi sao trách nhiệm, trong đó, 20% của đội mình và 30% chia đều cho hai đội còn lại. Sau cùng, Nhà báo Dương Ngọc Trinh đưa ra quyết định trao Ngôi sao trách nhiệm duy nhất cho Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế để nhận lấy 20% tổng giá trị tài sản. Cô chia sẻ: "Biết chịu thiệt một chút để đạt được cái chung là yếu tố chị đánh giá cao ở các em".
Các thí sinh phải "căng não" với loạt thử thách đầy cam go
Trải qua vòng thi thứ hai đầy cam go, các đội đều có 2 phút để kêu gọi vốn đầu tư đến các vị Ban giám khảo. Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh trên 8%, cao nhất trong 5 năm và CPI tăng 7-7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thị trường chứng khoán tăng nóng từ đầu. Bên cạnh đó, Ngân hàng vừa tăng lãi suất kiềm chế lạm phát (quanh mức 5%). Đồng thời, thị trường Bất động sản đang trải qua giai đoạn trầm lắng, giá chung cư giảm nhẹ.
Đội thi Học viện Ngân hàng quyết định phân bổ tài sản như sau: 20% cho Kim loại quý, 30% cho Cổ phiếu hàng tiêu dùng, 20% cho Cổ phiếu cảng biển và 20% cho Gửi tiết kiệm, đây là quyết định lựa chọn đầu tư các tài sản này dựa trên mục tiêu chung và dài hạn. Đối với Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế quyết định đầu tư 50% cho Cổ phiếu ngân hàng, 15% cho Cổ phiếu hàng tiêu dùng, 10% cho Đất vùng ven, 15% cho Dầu mỏ và 10% cho Gửi tiết kiệm, quyết định phân bổ và tính toán của cả đội sau khi phân tích từng yếu tố trong bối cảnh kinh tế được đưa ra. Về phía Trường Đại học Thuỷ lợi lại lựa chọn đầu tư 40% cho Kim loại quý, 30% cho Cổ phiếu hàng tiêu dùng, 30% cho Đất vùng ven, cả đội cũng đều kỳ vọng vào lợi nhuận khi quyết định phân bổ tài sản như thế này.
Trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Huế dẫn đầu khi gọi vốn thành công, được Ban giám khảo đồng ý góp Monee nhiều nhất. Theo sau đó là Học viện Ngân hàng và Trường Đại học Thuỷ lợi. Trong phần thi này, giám khảo Hans Nguyễn cũng đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư trẻ: "Đầu tư cổ phiếu ngắn hạn chỉ dành cho chuyên gia, nhà đầu tư chuyên nghiệp. Thống kê trên khắp thế giới có 95% nhà đầu tư nhỏ lẻ thua lỗ trong đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Tiếp theo, rất quan trọng trong phân bổ tài sản là phải điều chỉnh khi thị trường thay đổi".
Trường Đại học Thuỷ lợi bất ngờ "lật ngược tình thế" trong hành trình đầu tư giả lập
Tuy nhiên sau những biến cố được đưa ra trong hành trình đầu tư giả lập và các quyết định của những nhà đầu tư khác có mặt trong trường quay, Trường Đại học Thuỷ lợi đã "lật ngược ván cờ" khi trở thành đội dẫn đầu, sở hữu nhiều Monee nhất, vị trí thứ hai là Học viện Ngân hàng và cuối cùng là Trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Huế.
Đến với vòng thi cuối mang tên "Black Hole - Hố Đen Vũ Trụ", một đại diện của mỗi đội sẽ tham gia giải mật mã, trả lời câu hỏi mà chương trình đưa ra và thoát khỏi "hố đen". Trong trường hợp người chơi hết giờ nhưng vẫn không giải được mật mã, chiến thắng sẽ thuộc về người sở hữu nhiều Monee nhất. Sau khi thống nhất giữa các thành viên, Bùi Văn Thiện, Võ Phan và Bùi Hải Yến sẽ lần lượt đại diện cho Trường Đại học Thuỷ lợi, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế và Học viện Ngân hàng bước vào "Hố đen vũ trụ". Câu hỏi ở tập "Quỹ đạo chi tiêu" chính là "Xu hướng nào khiến cho bạn không thể sống sót trong QUỸ ĐẠO CHI TIÊU?"
Đại diện các trường tham gia thử thách "sống còn" tại "Black Hole - Hố Đen Vũ Trụ"
Để lấy được manh mối đầu tiên, các thí sinh phải đấu giá. Sau khi tranh luận về phân chia deal đầu tư, thí sinh Võ Phan đã hợp tác cùng Bùi Hải Yến đấu giá cho manh mối đầu tiên: "Tự thú của một tín đồ Shopping". Đến với manh mối thứ hai, thí sinh Bùi Hải Yến đã thành công mang về manh mối thứ 2: "Doom Spending" (thuật ngữ miêu tả hành vi tiêu dùng quá mức, đặc biệt trong thời điểm căng thẳng hay áp lực tâm lý).
Ở manh mối thứ 3, các thí sinh phải trả lời thật nhanh các câu hỏi mà chương trình đưa ra. Kết quả, manh mối thứ 3: "Lương tăng nhưng làm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu" thuộc về thí sinh Võ Phan. Ngoài ra, với đặc quyền từ Ngôi sao trách nhiệm, Võ Phan chấp nhận đổi 20% tổng giá trị tiền thưởng 1 tỷ nếu may mắn trở thành "Ngôi sao đầu tư" tại vòng Chung kết để lấy thêm manh mối từ giám khảo Dương Ngọc Trinh. Không kém cạnh, thí sinh Bùi Hải Yến và Bùi Văn Thiện cũng đã có một cuộc trao đổi manh mối để tìm ra mật mã.
Trải qua nhiều nỗ lực, song cả 3 thí sinh đều không thể đoán ra mật mã trong thời gian quy định. Mỗi người quyết định mua thêm thời gian 5 phút để tìm ra đáp án. Ở quỹ thời gian còn lại, Võ Phan đã đưa ra mức giá thật cao để đấu giá thành công dữ kiện: "Shoppertainment" (Hình thức mua sắm trực tuyến được thúc đẩy qua các hoạt động giải trí như minigame, livestream,..). Với sự quyết tâm và máu chiến, Võ Phan đã thành công giải được mật mã là "Lạm phát lối sống" để thoát khỏi "hố đen".
Võ Phan của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là người chiến thắng cuối cùng
Với sự bình tĩnh, tự tin cùng chiến thuật hợp lý, Võ Phan đã đưa Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trở thành đội thi chiến thắng trong tập 2 của Vũ trụ Đồng tiền.
Giải đấu The Moneyverse - dành riêng cho các phi hành gia tài năng của 27 trường Đại học khắp cả nước, có kiến thức về 5 hành tinh: Kiếm - Tiêu - Tích lũy - Đầu tư - Bảo toàn, với sự tự tin thể hiện bản sắc cá nhân. Các thí sinh tham gia sẽ có cơ hội chinh phục 1 tỷ đồng đầu tiên của Giải đấu, cơ hội làm việc tại các định chế tài chính hàng. Theo đó, BIDV và SSI là 2 đối tác chiến lược đồng hành xuyên suốt chương trình.
Là chuỗi chương trình đầu tư, tài chính kết hợp giải trí và công nghệ cho giới trẻ Việt Nam - The Moneyverse hứa hẹn đem đến những thông tin vô cùng bổ ích và thiết thực cho các công dân. Vũ trụ Đồng tiền phát sóng truyền hình VTV3 vào lúc 14h00 Chủ nhật hàng tuần và trên kênh YouTube The Moneyverse lúc 15h00.
Thẻ BIDV Mastercard Moneyverse (BIDV Moneyverse) là thẻ ghi nợ quốc tế đầu tiên dành cho sinh viên Việt Nam, với định vị là tấm thẻ thông hành giúp người trẻ khám phá, chinh phục và làm chủ tài chính tương lai. Đóng vai trò trung tâm, kết nối với các tiện ích trong hệ sinh thái The MoneyVerse, tấm thẻ BIDV Moneyverse giúp người dùng thực hành các bài học Kiếm - Tiêu tích luỹ - Đầu tư – Bảo toàn, với nhiều ưu đãi được thiết kế dành riêng:
- Hoàn toàn miễn phí
- Tích điểm không giới hạn với mọi chi tiêu
- Ưu đãi độc quyền tại các thương hiệu hàng đầu (Shopee, Be, CellPhoneS…)
- Tặng bảo hiểm mua hàng Online, Phí chuyển đổi ngoại tệ tốt nhất thị trường
- Truy cập miễn phí và không giới hạn các khóa học về tài chính, đầu tư.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!