Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc

PV-Chủ nhật, ngày 17/07/2022 12:15 GMT+7

VTV.vn - Với chủ đề "Hành trình tiếp nối", Cất cánh tháng 7 sẽ mang những câu chuyện tốt đẹp, nhân văn của những người đang góp phần gìn giữ truyền thống của dân tộc.

Tháng 7 là tháng tri ân những thương binh, liệt sĩ đã hi sinh máu thịt của mình để bảo vệ Tổ quốc. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, Cất cánh tháng 7 với chủ đề Hành trình tiếp nối sẽ mang những câu chuyện của những người con Việt Nam đang tiếp nối thế hệ trước bằng những việc làm cụ thể, sáng tạo tìm tòi để góp phần gìn giữ truyền thống, phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Ảnh 1.
Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Ảnh 2.

Thượng tướng, GS.TS Nguyễn Chí Vịnh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - là khách mời bình luận trong Cất cánh tháng 7.

Mở đầu chương trình là câu chuyện về gia đình Thiếu tướng GS.TSKH Lê Thế Trung - nguyên Giám đốc Học viện Quân y. Ông được biết đến là một nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam về y học điều trị bỏng, ghép tạng và y học thảm họa. Ông là người đầu tiên xây dựng chuyên ngành bỏng Việt Nam và khởi xướng xây dựng Viện Bỏng Quốc gia, cũng là người trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các ca ghép thận và ghép gan đầu tiên ở nước ta.

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của gia đình, những người con, người cháu của ông lại tiếp tục trở thành quân nhân ngành y nắm giữ nhiều vị trí quan trọng và đóng góp cho nền y học nước nhà. Cùng lắng nghe chia sẻ về hành trình tiếp nối của đại gia đình ngành y ấy trên đường băng Cất cánh:

Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Ảnh 3.

Thiếu tướng Lê Trung Hải - Con trai đầu của GS. Lê Thế Trung.

Xuất hiện đầu tiên trên đường băng Cất cánh tháng này là ông Lê Trung Hải - Thiếu tướng, GS.TS, Bác sỹ, Nhà giáo ưu tú, hiện đang là Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam và Phân hội Phẫu thuật gan mật tuỵ Việt Nam và là con đầu của GS.TSKH Lê Thế Trung.

Ông cho biết, ngay từ nhỏ ông đã được tiếp xúc các câu chuyện về bệnh viện, chứng kiến bố ông đang đêm phải sang mổ cấp cứu cho bệnh nhân. Ông đã chứng kiến ranh giới của sự sống và cái chết, để nhận ra vai trò của một người làm nghề cứu người ra sao. Chính điều ấy đã khiến ông nuôi một khát vọng trở thành một bác sĩ thật giỏi để đem lại được nhiều cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân.

Ông có hai người con trai là Lê Trung Hiếu và Lê Trung Đức, đều tiếp nối truyền thống của gia đình và gắn bó với nghề Y. Trong đó, Bác sĩ, Đại úy Lê Trung Hiếu - Phó tổng Thư ký Phân hội Phẫu thuật Gan mật tụy Việt Nam đã đóng góp rất nhiều cho nền y học Việt Nam.

Vào tháng 11/2021, anh vinh dự tham gia vào ca phẫu thuật nội soi lấy mảnh ghép gan phải từ người hiến sống đầu tiên của Việt Nam. Được thừa hưởng truyền thống từ gia đình khi có ông và cha đều là bác sỹ trong ngành quân đội, đó vừa là áp lực, vừa là động lực giúp Đại úy Lê Trung Hiếu luôn tích cực phấn đấu và học hỏi để tiếp bước cha ông. Anh luôn tâm niệm: "Mỗi ngày mới đến, chúng ta lại tiếp tục bước đi trên con đường của những người khổng lồ đã mở lối".

Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Ảnh 4.

Thiếu tướng Lê Trung Hải

Gần đây nhất, vào tháng 3 năm 2022, bác sĩ Hiếu khám cho một bệnh nhân 60 tuổi, được chẩn đoán ung thư gan tái phát giai đoạn cuối. Ông đã đi nhiều bệnh viện, nhưng vẫn có chung một câu trả lời. Tuy nhiên, khi ông đến với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì phép màu đã đến. Ông đã được điều trị khỏi bằng phương pháp ghép gan và ra viện khỏe mạnh. Đây là niềm tự hào của các bác sĩ, cán bộ của bệnh viện 108, nhưng người vui nhất có lẽ là bác sĩ Lê Trung Hiếu, người điều trị trực tiếp cho bệnh nhân.

Hiện nay, anh đang phụ trách công tác đối ngoại, thành viên của Hội Phẫu thuật Gan mật tụy thế giới và châu Á - Thái Bình Dương. Từ những ngày đầu thành lập, anh đã luôn cùng lãnh đạo của Hội tích cực kết nối với các Hội Quốc tế, các Trung tâm, Bệnh viện trong khu vực và trên thế giới để có thể giúp đỡ, hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ của các phẫu thuật viên gan mật Việt Nam.

Với những nỗ lực không ngừng, Đại úy, bác sĩ Lê Trung Hiếu đã vinh dự được các cấp, ngành, đơn vị biểu dương, khen thưởng. Anh có 7 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và Chiến sĩ thi đua toàn quân năm 2012, 2 bằng khen cấp Bộ Quốc phòng và một bằng khen cấp Bộ Y tế. Bên cạnh đó, anh cũng đạt giải xuất sắc Hội nghị Khoa học và công nghệ các trường Đại học, Cao đẳng Y dược Việt Nam năm 2014. Năm 2019, anh đạt giải Nhất Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ Ngành Y tế khu vực Hà Nội. Đặc biệt, năm 2022, anh được trao giải Nhất Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội và anh được vinh dự chọn là một trong hai báo cáo trong tổng số 700 đề tài, sáng kiến được trình bày trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Ảnh 5.

Nhân vật thứ hai xuất hiện trên đường bay Cất cánh là anh Hầu Duy Mạnh, đại diện chương trình Nâng bước em đến trường của Bộ đội biên phòng. Chương trình Nâng bước em tới trường được Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng triển khai thực hiện từ năm 2016. Đối tượng thụ hưởng chương trình là các em học sinh khu vực biên giới, hải đảo có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình được cấp ủy, chính quyền các địa phương đánh giá rất ý nghĩa và nhân văn, qua đó, góp phần ươm những mầm xanh cho biên cương Tổ quốc, thắt chặt hơn tình đoàn kết quân dân thắm thiết.

Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Ảnh 6.
Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Ảnh 7.

Chiến sĩ Bộ đội biên phòng Hầu Duy Mạnh.

Theo đó, chương trình sẽ lựa chọn, hỗ trợ 500.000 đồng/tháng/em cho đến khi học hết lớp 12. Nguồn kinh phí do cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng đóng góp. Cùng với việc hỗ trợ kinh phí, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng cũng tổ chức nhiều hoạt động bổ trợ nhằm động viên, khích lệ các em khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập.

Hiện nay, đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên giới còn rất nhiều khó khăn. Nhiều gia đình ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, nên các em không có điều kiện để tới trường. Vì vậy, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng chỉ đạo các đơn vị thường xuyên nắm chắc tình hình, có những việc làm cụ thể, thiết thực nhằm giúp đỡ các em tiếp tục tới trường. Đặc biệt, chương trình nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất lớn của cấp ủy, chính quyền địa phương, có sức lan tỏa sâu rộng, huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Ảnh 8.
Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Ảnh 9.

Câu chuyện cuối cùng của Cất cánh tháng 7 là anh Lê Vũ Quang, một họa sĩ và đồng là trưởng nhóm dự án phim hoạt hình dã sử Việt Sử Kiêu Hùng. Mới đây, khi có những tranh luận về việc bỏ môn học lịch sử thì chúng ta thấy một điểm sáng về việc dạy thế hệ trẻ về lịch sử thông qua các tour thăm quan những bảo tàng lịch sử, di tích lịch sử. Những câu chuyện, sự kiện hay nhân vật lịch sử được đội ngũ truyền thông của di tích sáng tạo bằng nhiều hình thức thể hiện, vừa mang tính thời sự, lại bắt kịp xu hướng đang thịnh hành trên mạng xã hội. Điển hình có thể kể đến việc lồng ghép hóm hỉnh câu đố, lời bài hát, hình ảnh minh hoạ… với thông tin gắn liền tới lịch sử tưởng chừng "vô cùng khô khan".

Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Ảnh 10.
Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Ảnh 11.
Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Ảnh 12.
Cất cánh tháng 5: Những người nông dân mới gieo mầm trên cánh đồng quê hương Cất cánh tháng 5: Những người nông dân mới gieo mầm trên cánh đồng quê hương

VTV.vn - Xuất hiện trong chương trình Cất cánh chủ đề Những người gieo hạt là 3 khách mời sinh ra từ làng quê và gắn bó cuộc đời mình với mảnh đất nông nghiệp quê hương.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước