Câu chuyện từ những bài ca: Mạn đàm về danh xưng cao quý Bộ đội Cụ Hồ

Thảo Nguyên-Chủ nhật, ngày 04/08/2024 06:00 GMT+7

VTV.vn - Bên cạnh chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác của ca khúc Bộ đội về làng, chương trình còn là cuộc trò chuyện thú vị về tình quân dân và hình tượng bộ đội Cụ Hồ xưa và nay.

Bài thơ Bộ đội về làng của nhà thơ Hoàng Trung Thông được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, với sức truyền cảm của bài thơ thật sâu sắc, nhịp điệu, ngôn ngữ và hình ảnh mộc mạc dễ gần, dễ nhớ. Đến năm 1950, bài thơ đã được nhạc sĩ Lê Yên phổ nhạc thành bài hát "Bộ đội về làng" và khúc ca nhanh chóng được lan tỏa, đón chào nhiệt liệt bởi khán thính giả trên khắp cả nước. Những ca từ thấm đẫm tình quân dân, những hình ảnh mộc mạc bình dị ấy đã như một tiếng lòng rất tự nhiên của người dân kháng chiến dành cho anh bộ đội Cụ Hồ những năm tháng đó.

Câu chuyện từ những bài ca: Mạn đàm về danh xưng cao quý Bộ đội Cụ Hồ - Ảnh 1.

Trong chương trình Câu chuyện từ những bài ca đã đi sâu tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của ca khúc với sự tham gia của nhiều vị khách mời: Thiếu Tướng Hoàng Anh Tuấn – Phó chủ tịch Hội Truyền Thống Trường Sơn; Đại Tá Trần Hoàng Tiến – Trưởng phòng thư kí tòa soạn báo Quân Đội; Bà Trần Hoàng Oanh – Bác sĩ viện 112 Cục Quân Y; Cựu chiến binh Lê Hồng Huân – Chiến sĩ Trường Sơn Anh Hùng được phó CT Nước Nguyễn Thị Doan trao tặng bằng khen.

Câu chuyện từ những bài ca: Mạn đàm về danh xưng cao quý Bộ đội Cụ Hồ - Ảnh 2.

Thiếu Tướng Hoàng Anh Tuấn là một chiến sĩ từng kinh qua nhiều năm tháng trong các cuộc chiến tranh nênkhi nghe lại những lời ca trong bài hát "Bộ đội về làng" là ký ức lại ùa về. Vào chiến dịch Quảng Trị 1972, nhiều đoàn quân được chi viện cho chiến trường Quảng Trị, có khi đi hành quân qua làng trong chốc lát, cũng có khi phải trở về đóng quân ngay tại thôn làng Vĩnh Linh trong nhiều ngày (Xã Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị). Ông nhớ, có những lần đi rất đông nên phải phân tán, chia nhóm ra ở các làng xã khác nhau. Người dân nhường nhà, nhường hầm cho bộ đội trú ẩn, cho bộ đội cơm gạo, thực phẩm, thậm chí các bà, các mẹ còn nằm đất nhường giường cho thương binh, chăm sóc những bệnh binh như con của mình. 

Câu chuyện từ những bài ca: Mạn đàm về danh xưng cao quý Bộ đội Cụ Hồ - Ảnh 3.

Cũng trong chương trình còn đề cập đến danh xưng Bộ đội Cụ Hồ hiện đang được đại biểu quốc hội đề xuất trở thành Di Sản Văn Hoá Phi Vật Thể của quốc gia. Đại tá Trần Hoàng Tiến cho biết: "Hiện nay, Báo Quân đội nhân dân đang mở diễn đàn: Danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ - Xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được dư luận bạn đọc rất chú ý. Trong đó, nhiều nhà khoa học, tướng lĩnh và các tầng lớp nhân dân bên cạnh khẳng định giá trị độc đáo, đặc sắc của danh xưng, danh hiệu này, còn mong muốn các cơ quan chức năng xem xét để công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, để chính thức công nhận có tính pháp lý của danh hiệu, làm cơ sở để phát huy giá trị của danh hiệu trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, đồng thời bảo vệ, phát triển nó trong thời kỳ mới".

Đại tá Trần Hoàng Tiến cũng nhấn mạnh, Bộ đội Cụ Hồ là sản phẩm văn hóa đặc biệt mang ý nghĩa nhân dân sâu sắc, được chính nhân dân cảm nhận, đúc kết, khẳng định và truyền tụng. Đó là sản phẩm, là tài sản đúng hơn là di sản tinh thần vô giá chứa đựng những giá trị văn hóa cao đẹp, bền vững, đồng thời mang tính độc đáo của lịch sử dân tộc. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước