Ký ức khó quên về phong trào "Bình dân học vụ"

Bích Ngọc-Thứ tư, ngày 12/08/2020 11:01 GMT+7

VTV.vn - Phong trào “Bình dân học vụ” từng làm nên bước đột phá trong giáo dục, giúp dân tộc Việt Nam thoát khỏi nạn mù chữ.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay ngày hôm sau, 3/9/1945 tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Người đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết. Trong đó, nhiệm vụ chống nạn mù chữ được xếp thứ hai sau nhiệm vụ chống giặc đói.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".

Ký ức khó quên về phong trào Bình dân học vụ - Ảnh 1.

Nhớ về những ký ức khó quên về khoảng thời gian cả nước chung tay giết gặc dốt, cụ bà Nguyễn Thị Thơm chia sẻ: "Quê tôi là xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ, những năm sau ngày Quốc khánh, làng quê còn nghèo, đói ăn, đói mặc và đói cả chữ nữa. Năm 1954, lúc đó đang là Phó chủ tịch Hội phụ nữ xã, tôi đã xin được dạy học bình dân học vụ, học trò của tôi chủ yếu là phụ nữ trong làng".

"Chữ khắc lên cây, chữ viết trên lưng trâu, chữ viết lên thúng, lên mẹt... chúng tôi dạy nhau học bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào gặp nhau. Chúng tôi học bằng thơ để dễ thuộc: o tròn như quả trứng gà, ô thì có mũ ơ thời thêm râu...".

Ký ức khó quên về phong trào Bình dân học vụ - Ảnh 2.
Ký ức khó quên về phong trào Bình dân học vụ - Ảnh 3.
Ký ức khó quên về phong trào Bình dân học vụ - Ảnh 4.
Ký ức khó quên về phong trào Bình dân học vụ - Ảnh 5.

Lớp học mở tại ngôi chùa Gã trong làng vào buổi tối, mọi người thắp đèn dầu để học. Cô giáo Thơm khi đó mới ngoài 20 tuổi, học trò thì đủ các lứa tuổi, từ thanh niên 20 cho đến trung niên 50 tuổi.

Để thuyết phục gia đình học viên, đặc biệt là các ông chồng cho vợ đi học, bà Thơm phải đến nhà người ta làm đủ việc từ băm bèo, cắt cỏ, gặt lúa... thậm chí bà vừa làm còn vừa bị mắng là "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng"...

Chợ huyện Thanh Oai ngày đó có 2 cổng, cổng Dốt và cổng Sáng, người biết chữ được đi bên cổng Sáng mà người không biết chữ phải đi bên cổng Dốt, vậy thì vì xấu hổ, vì muốn được đi bên cổng Sáng thì buộc phải học.

Đất nước Việt Nam với những đóng góp thầm lặng của biết bao con người, dù chỉ là một người nông dân nghèo như bà Nguyễn Thị Thơm mà tạo nên kỳ tích. Nếu năm 1930, 95% dân chúng Việt Nam không biết một thứ chữ gì thì đến năm 1954, sau gần 10 năm đất nước giành độc lập, cả dân tộc ta đã cơ bản xóa nạn mù chữ. Từ Bắc vào Nam, từ thành phố lớn cho đến miền núi xa, chúng ta đã trở thành một xã hội học tập, không phân biệt tuổi tác, địa vị, tất cả với phương châm: học, học nữa, học mãi.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước