Những người con của hòa bình - Nơi những hy sinh khởi nguồn của hòa bình không bị lãng quên

PV-Thứ hai, ngày 26/07/2021 07:34 GMT+7

VTV.vn - Những người con của hòa bình là một bảo tàng đặc biệt, nơi những hy sinh khởi nguồn của hòa bình không bị lãng quên dù cuộc chiến đã rất xa.

Để có được hoà bình, người Việt Nam đã trải qua 1 thế kỉ đằng đẵng với nhiều cuộc chiến tranh, cùng rất nhiều hi sinh và mất mát. Để một người hạnh phúc nói - Hoà bình đến rồi thì có biết bao người, biết bao gia đình đã mãi mãi mất đi người thân yêu trong chiến tranh. "Hãy đừng quên cội rễ. Sự hy sinh là khởi nguồn cho hoà bình" - đó chính là thông điệp của chương trình đặc biệt thực hiện nhân dịp 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. 

Những người con của hòa bình - Nơi những hy sinh khởi nguồn của hòa bình không bị lãng quên - Ảnh 1.

Âm nhạc là sợi dây kết nối cảm xúc đưa khán giả gần hơn với những câu chuyện trong chương trình

Gồm 3 phần, chương trình mang tên "Những người con của hoà bình" đưa khán giả truyền hình trở về với ký ức về Việt Nam thế kỷ XX, thế kỷ có hơn 2/3 thời gian là những ngày đạn trút bom rơi, và đặc biệt là cuộc gặp gỡ những người con, người cháu, những thế hệ trẻ ngày nay để nghe họ kể về những người cha - người ông không trở về sau cuộc chiến... Sau cùng, từ những câu chuyện của gia đình họ, để mỗi chúng ta thấy được người Việt Nam đã sống, yêu chuộng và giữ gìn hòa bình như thế nào dù đi qua biết bao cuộc chiến.

Mầm hi vọng của cha: Những đứa con được sinh ra trong chiến tranh, mang trong mình những hi vọng về hòa bình của cha mẹ và cả đất nước

Những người con của hòa bình - Nơi những hy sinh khởi nguồn của hòa bình không bị lãng quên - Ảnh 3.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên xuất hiện trong chương trình. Đây là lần hiếm hoi ông xuất hiện trên truyền hình thời gian gần đây

Những người con của hòa bình - Nơi những hy sinh khởi nguồn của hòa bình không bị lãng quên - Ảnh 4.

Đó là câu chuyện của người nhạc sĩ nổi tiếng Hoàng Việt, ông ghi dấu trong nền âm nhạc Việt với nhiều tác phẩm xuất sắc: Tình ca, Lá xanh, Nhạc rừng, bản giao hưởng số 1 - Quê hương... Ông hi sinh trong trận càn 1967 tại Mỹ Long Tiền Giang, chưa kịp gặp mặt câu con trai út lúc ấy vẫn còn nằm trong bụng mẹ.

Người nhạc sĩ, chiến sĩ ấy hy sinh khi mới 39 tuổi và chưa kịp hoàn thành bản giao hưởng lớn mà sinh thời ông từng mơ ước mang tên "Cửu Long" viết về miền Nam - thành đồng Tổ quốc. Những người con của ông sau khi lớn lên hầu như đều làm trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật. Họ theo đuổi là những mảng đề tài về chiến tranh. Người con cả là đạo diễn Lê Chí Dũng từng làm 1 bộ phim với tên gọi "Chuyến đi của mẹ", người con thứ 2 là nhà văn Lê Hữu Dụng, người con thứ 3 là bà Lê Thanh Bình, và người con út có tên là Lê Trùng Phùng. Nhạc sĩ Hoàng Việt ra đi đột ngột với nhiều ấp ủ chưa hoàn thành. Nhưng các cháu của ông mang tên Tình ca, mang tên Thống Nhất, với nhiều ước mơ về một ngày hòa bình của dân tộc.

Sân khấu đặc biệt của chương trình

Đó còn là hành trình theo dấu chân cha của những đứa trẻ mất mát vì chiến tranh. Thiếu úy Vũ Xuân Đăng là con trai liệt sĩ Vũ Phi Trừ, thuyền trường tàu HQ 604, hi sinh trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14/3/1988. Anh hiện đang công tác tại Lữ đoàn 125, vùng 2 Hải Quân. Bố đặt tên anh là Đăng với mong ước con như ngọn hải đăng trên biển, nên dù mẹ không đồng ý cho theo Hải Quân, anh Đăng vẫn tình nguyện viết đơn xin nhập ngũ, khoác lên mình màu áo hải quân giống như cha. Anh hay nhắc về cha trong những trang Nhật ký viết từ năm 2003 khi bắt đầu vào quân ngũ. Trong ví anh lúc nào cũng mang theo "bản di chúc không lời" - kỉ vật cuối cùng của cha gia đình còn giữ được là tấm giấy phong cấp lên đại uý của cha (1987). Trong "Ngày hoà bình", chàng trai này sẽ lên tàu đi lại hành trình của cha đến với Trường Sa để kể cho cha nghe về những "chiến công" mình và thế hệ hôm nay đã lập được, kể cho cha về hải trình trong hoà bình, khi trời này, biển này đã là của chúng ta.

Những người con của hòa bình - Nơi những hy sinh khởi nguồn của hòa bình không bị lãng quên - Ảnh 6.

Trung uý Trần Thị Thuỷ - con gái của liệt sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Phương trò chuyện cùng nhà báo Diễm Quỳnh

Cùng với đó là câu chuyện của Trung uý Trần Thị Thuỷ - con gái của liệt sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Phương - người đã hi sinh trong trận hải chiến Gạc Ma - quần đảo Trường Sa - 14/3/1988. Chị Thuỷ hiện công tác tại Lữ đoàn 146, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân.

Quá khứ không bao giờ bị lãng quên khi cánh cửa không gian số mở ra

Làm sao để lịch sử không chỉ nằm trong bảo tàng, trên những trang sách? Làm sao để người trẻ viết tiếp những trang sử của cha ông? Những câu hỏi được nhiều người đặt ra và cùng chia sẻ trong chương trình Những người con của hòa bình.

Là người người trẻ có người thân bỏ lại xương máu nơi chiến trường, hai nhân vật Đặng Phan Điệp và Hoàng Quốc Việt luôn mong muốn có thể lưu giữ những kỷ vật, tư liệu, câu chuyện người thân của các anh hùng liệt sĩ trên không gian số. Một trong những nhân vật được số hóa trong bảo tàng số do hai nhân vật Đặng Phan Điệp và Hoàng Quốc Việt cùng đồng nghiệp thực hiện chính là họa sĩ - liệt sĩ Tô Ngọc Vân.

GS. Tô Ngọc Thanh trải nghiệm bảo tàng số về danh họa - liệt sĩ Tô Ngọc Vân

"Không phải ai cũng có thể nhận thức được những chuyện chúng tôi nói vì họ không trải nghiệm nhưng điều đó có trách nhiệm của những người như chúng ta" - GS Tô Ngọc Thanh, con trai danh họa Tô Ngọc Vân chia sẻ trong chương trình - "Chúng ta nằm trong thế hệ có trách nhiệm làm quá khứ hiện diện trong cuộc sống của con người hiện tại, bởi không có quá khứ sẽ không có tương lai".

"Điều quan trọng là các bạn đã hiện thực hóa quá khứ và làm cho nó trở thành hiện tại và tương lai... Nếu không biết giá trị của cái chết thì không biết giá trị của cuộc sống. Điều cần làm là để các bạn trẻ bây giờ hiểu và phát biểu được rằng cái chết ấy có giá trị như thế nào với thế hệ của họ. Hiện tại luôn chứa quá khứ và báo hiệu tương lai. Giờ các bạn đã đưa đến tay họ một phương tiện, làm cho giá trị ấy trở lên bất tử".

Những người con của hòa bình - Nơi những hy sinh khởi nguồn của hòa bình không bị lãng quên - Ảnh 8.

"Để không quên quá khứ thì phải mang nó lại gần hiện tại. Khi chúng ta có quá khứ là một giá trị đi cùng với hiện tại thì tương lai chắc chắn sẽ bền vững. Điều đó cũng mong ước của những người làm chương trình Những người con của hòa hình", nhà báo Đặng Diễm Quỳnh kết lại.

Những đứa con của hòa bình (20h10, VTV1) Những đứa con của hòa bình (20h10, VTV1)

VTV.vn - Chương trình Những đứa con của hòa bình được ví như một bảo tàng ký ức với từng lớp câu chuyện tương ứng từng dấu mốc lịch sử đấu tranh của dân tộc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước