Phim tài liệu "Voi sắt Điện Biên" - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tiêu Trang Ngọc Bảo-Thứ tư, ngày 24/04/2024 14:33 GMT+7

VTV.vn - Phim tài liệu "Voi sắt Điện Biên" được phát sóng vào tối 23/4 đã cho khán giả được hiểu hơn về hành trình đi đến chiến thắng của trận Điện Biên Phủ lịch sử.

Trong phim tài liệu "Voi sắt Điện Biên", khán giả đã được gặp gỡ nhiều chiến sỹ Điện Biên Phủ năm xưa. Đó là ông Nguyễn Đức Tình - Chiến sỹ Điện Biên Phủ Đại đội 806, Tiểu đoàn 454, Trung đoàn 45 Trọng pháo cơ giới Điện Biên Phủ, Đại đoàn công pháo 351; là ông Nguyễn Trọng - Chiến sỹ Điện Biên Phủ Đại đội 801, Tiểu đoàn 454, Trung đoàn 45 Trọng pháo cơ giới Điện Biên Phủ, Đại đoàn công pháo 351; Ông Phạm Đức Cư - Chiến sỹ Điện Biên Phủ Tiểu đoàn 394, Trung đoàn pháo cao xạ 367; Ông Nguyễn Phú Doanh - Chiến sỹ Điện Biên Phủ Đại đội 806, Tiểu đoàn 454, Trung đoàn 45 Trọng pháo cơ giới Điện Biên Phủ, Đại đoàn công pháo 351...

Chia sẻ trong phim, những người chiến sỹ Điện Biên Phủ năm xưa đã cho khán giả được biết những câu chuyện diễn ra vào thời điểm ấy, về những khó khăn và vất vả những người chiến sỹ đã trải qua trước khi đi đến chiến thắng của trận Điện Biên Phủ - một chiến thắng đã và vẫn được nhắc lại trong suốt 70 năm qua và sẽ còn vang mãi.

Phim tài liệu Voi sắt Điện Biên - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 1.

(Ảnh chụp màn hình)

Cho đến bây giờ, khi nói về những thất bại của quân đội Pháp trong trận Điện Biên Phủ vào 70 năm trước, một trong những nguyên nhân lớn được cho là đã dẫn đến thất bại của quân đội Pháp chính là sự chủ quan, đánh giá thấp về một trong những vũ khí quan trọng nhất của trận chiến - những khẩu pháo. Những khẩu pháo này đã được những người lính của Quân đội nhân dân Việt Nam gọi là "Voi sắt".

"Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, pháo binh đóng một vai trò cực kỳ to lớn" - TS, Đại tá Trần Ngọc Long, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lịch sử Quân sự Việt Nam nói - "Có 2 lực lượng hỏa lực, đó là lực lượng pháo binh và lực lượng phòng không. Và chính 2 lực lượng này đã tạo nên sự bất ngờ lớn, đã làm cho bộ chỉ huy quân Pháp hoàn toàn đánh giá sai sức mạnh. Nó gần như tạo ra một cơn sốc cho cả bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm và cho cả binh lính Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ".

Tuy nhiên, công cuộc có được những khẩu pháo ấy, có thể sử dụng được chúng không phải là chuyện dễ dàng. Chỉ vài năm trước Điện Biên Phủ, tiềm lực về pháo của Quân đội nhân dân Việt Nam còn rất hạn chế với những vũ khí chủ yếu thu được của chính người Pháp.

Câu chuyện của 'Voi sắt'...

(Ảnh chụp màn hình)

Nói về những khẩu pháo của Quân đội Việt Nam trong thời điểm đó, ông Nguyễn Đức Tình - Chiến sỹ Điện Biên Phủ Đại đội 806, Tiểu đoàn 454, Trung đoàn 45 Trọng pháo cơ giới Điện Biên Phủ, Đại đoàn công pháo 351 - nói: "Trong nước thì chỉ có đến pháo 75 thôi, sơn pháo 75. Mà những sơn pháo 75 ấy là tước được của Pháp thôi".

"Đánh xong thì thu được 2 khẩu 105 của Mỹ nhưng là Pháp dùng ở Đông Khê. Nhưng thu được rồi thì ta lại phải đưa vào rừng để giấu. Không sử dụng được vì chưa biết làm thế nào để sử dụng" - ông Nguyễn Văn Tình nói.

Phim tài liệu Voi sắt Điện Biên - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Đức Tình - Chiến sỹ Điện Biên Phủ Đại đội 806, Tiểu đoàn 454, Trung đoàn 45 Trọng pháo cơ giới Điện Biên Phủ, Đại đoàn công pháo 351. (Ảnh chụp màn hình)

Ông Nguyễn Đức Tình nguyên là chiến sĩ Điện Biên Phủ, vốn gắn bó với Pháo binh từ những ngày đầu nhập ngũ. Hiện tại, ông Tình cũng là người hiếm hoi chứng kiến toàn bộ quá trình xuất hiện và hình thành của pháo tầm xa ở Điện Biên Phủ. Trong phim "Voi sắt Điện Biên", ông Tình đã kể lại cuộc hành trình của ông và đồng đội đi học để biết sử dụng những khẩu pháo như thế nào cũng như di chuyển những khẩu pháo ấy để phục vụ cho trận đánh tại Điện Biên Phủ.

"Từ Hà Nam Ninh đến Trung Quốc là 1 năm" - ông Nguyễn Đức Tình nhớ lại - "Đến đấy rồi ốm yếu quá thì 2/3 quân số đi vào bệnh viện của họ để chăm sóc về sức khỏe, bồi dưỡng sức khỏe, tư tưởng cho ổn định. Còn 1/3 thì rải rác ở nhà dân xung quanh...".

Những mất mát hy sinh trên đường di chuyển của những người lính thời điểm ấy đã ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng một đơn vị pháo hoàn thiện như ý tưởng ban đầu. Sau chặng đường di chuyển ấy, quân số còn lại chỉ vừa đủ xây dựng 4 đại đội. Sau gần 2 năm đào tạo, đầu năm 1953, tất cả được lệnh về nước chuẩn bị tham gia chiến dịch. Họ nhanh chóng trở về, mang theo 20 khẩu pháo 105mm được Trung Quốc viện trợ cùng tất cả những khí tài đi kèm số pháo này.

Lý do Trung Quốc tặng 20 khẩu pháo, theo ông Nguyễn Đức Tình: "Bởi vì quân số của mình chỉ còn đủ 5 đại đội pháo thôi. Mỗi đại đội 4 khẩu. Như vậy là tặng 20 khẩu. Tuyên bố rõ: Tặng các đồng chí để các đồng chí học tập. Sau này bế khóa thì mang về nhà để chiến đấu".

Họ không hề biết cùng với pháo, họ đang chuẩn bị tham gia những cuộc hành trình mang tính lịch sử khác.

Mục tiêu phải nhanh chóng mang pháo về cho chiến khu càng nhanh càng tốt gặp một thách thức không nhỏ, đó là chọn phương án di chuyển nào.

"Tác chiến giao thông báo cáo là bây giờ chúng ta về Tuyên Quang chỉ có 3 con đường thôi. Một là đường bộ, 2 là đường sắt và 3 là đường sông. Chỉ có 3 con đường này" - ông Nguyễn Đức Tình nhớ lại thời điểm đó - " Đường sắt là không đi được rồi bởi vì nó phá. Đường bộ thì cầu cống bị đánh bom hết không còn gì đi được. Không có thời gian để xử lý".

Với những lý do trên, phương án di chuyển bằng đường bộ và đường sắt nhanh chóng bị loại trừ vì không đảm bảo đủ điều kiện về an toàn và thời gian. Chỉ còn một lựa chọn duy nhất là đóng bè và đi bằng đường sông.

Phim tài liệu Voi sắt Điện Biên - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Phú Doanh - Chiến sỹ Điện Biên Phủ Đại đội 806, Tiểu đoàn 454, Trung đoàn 45 Trọng pháo cơ giới Điện Biên Phủ, Đại đoàn công pháo 351. (Ảnh chụp màn hình)

Ông Nguyễn Phú Doanh - Chiến sỹ Điện Biên Phủ Đại đội 806, Tiểu đoàn 454, Trung đoàn 45 Trọng pháo cơ giới Điện Biên Phủ, Đại đoàn công pháo 351 - nhớ lại việc chuẩn bị di chuyển các khẩu pháo cũng như phương án được đưa ra: "Thế là lúc đó tính toán đóng bè. Bè to bao nhiêu, dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu. Mỗi bè một chiếc. Và nứa thì chọn nứa gì? Cũng có một điều rất lạ, mình đi tìm nứa mà không ngờ lại có mấy cái núi thấp mọc toàn nứa to".

Tuy nhiên, phương án là một chuyện nhưng khi được đưa vào thực tế lại không hề dễ dàng và thuận lợi. Câu hỏi được đặt ra là một cái bè có thể trở được khẩu pháo nặng 2,5 tấn không?

"Trước nay họ chỉ chở những bè mỏng mỏng thôi chứ sao mà đóng cái bè trở 2 tấn rưỡi được?" - ông Nguyễn Đức Tình nói - "Thế là bàn tới việc tháo bớt ra, chỉ còn 2 tấn thôi. Nhưng ông cố vấn Trung Quốc là ông Vi Quốc Thanh không đồng ý".

Nói về cuộc bàn thảo tháo pháo lúc đó, ông Nguyễn Trọng - Chiến sỹ Điện Biên Phủ Đại đội 801, Tiểu đoàn 454, Trung đoàn 45 Trọng pháo cơ giới Điện Biên Phủ, Đại đoàn công pháo 351 - nói: "Vì là trong lịch sử thế giới chưa có ông nào tháo pháo. Vì tháo pháo thì cũng dễ chứ không khó, nhưng tháo pháo xong lắp vào liệu bắn có trúng không?".

Phim tài liệu Voi sắt Điện Biên - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 7.

Ông Nguyễn Trọng - Chiến sỹ Điện Biên Phủ Đại đội 801, Tiểu đoàn 454, Trung đoàn 45 Trọng pháo cơ giới Điện Biên Phủ, Đại đoàn công pháo 351

Hành trình di chuyển của 'Voi sắt' - những chiếc bè và những khẩu pháo 2,5 tấn...

Phim tài liệu Voi sắt Điện Biên - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 9.

Kể cả khi bài toàn trọng lượng được giải quyết thì việc di chuyển pháo bằng đường sông vẫn còn vô vàn thử thách phải vượt qua. Dự định 1 bè thử tải sẽ được đóng trước và di chuyển theo tuyến đường đã định đã gặp khó khăn ngay từ những thử nghiệm khởi đầu.

Ông Nguyễn Đức Tình nói về cuộc thử nghiệm với chiếc bè đầu tiên: "Đầu tiên cứ tưởng thế là ngon lành lắm nhưng đến cái thác thứ nhất lao xuống một phát tung hết, vỡ toang. 30 cái thác mà nghe tên những cái thác thì dữ tợn lắm - Hang hùm, Cướp gạo, Điên khùng, Hổ vồ... Dân người ta đặt tên những cái thác để chỉ cho những cái thác ấy nó kinh khủng đến như thế".

Phim tài liệu Voi sắt Điện Biên - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 11.

Những chiếc bè được đóng dày hơn sau mỗi lần thử nghiệm thất bại. (Ảnh chụp màn hình)

'Gọi là thác hổ là thấy nguy hiểm lắm rồi. Thác Hổ và mấy thác nữa nó dốc, xoáy, đá chìm, đá ngầm đủ hết'.

Ông Nguyễn Trung nói.

Những điều chỉnh ở lần thử nghiệm thứ 2 cũng nhanh chóng thất bại. Sự dữ dằn và hung hiểm của thác ghềnh thực sự là một trở ngại lớn.

"Mọi người rút kinh nghiệm đóng cái bè thứ 2 chắc hơn, nhiều tầng lớp hơn. Nhưng cũng buổi chiều ấy, cũng cái thác ấy, lao xuống tung ngay" - ông Nguyễn Đức Tình nói về kết quả thử nghiệm của chiếc bè thứ 2.

Untitled-25

Ông Nguyễn Đức Tình.

Ông Tình cho biết sau khi chiếc bè thứ 2 thất bại, tất cả lại tập trung lại rút kinh nghiệm để đóng cái bè thứ 3.

"Cẩn thận hơn, dày hơn, chắc hơn và bè thứ 3 cũng xếp lên 2 tấn để chạy" - ông Tình nói - "Và cuối cùng xuôi".

"Đổ thác thứ nhất không việc gì. Đến thác thứ 2, thứ 3, 30 cái thác đều không việc gì cả. Đến nơi an toàn".

"Thế là tin truyền về là đến nơi an toàn rồi. Mọi người hò reo... Hôm sau tất cả mọi người đổ xô vào rừng, chặt nứa. Mọi công việc làm rất tích cực".

Câu chuyện về hành trình không tưởng...

... và những thử thách cực hạn với ý chí và tinh thần...

Cửa ngõ của thành phố Điện Biên hiện đặt tượng đài kéo pháo. Vị trí đặt tượng đài này cũng chính là điểm khởi đầu cho một hành trình không tưởng của Quân đội Nhân dân Việt Nam 70 năm trước. Đây là một hành trình thực sự gây sốc cho đối phương nhưng cũng là thử thách cực hạn với ý chí và tinh thần của những người tham gia.

Phương án đưa pháo vào chiếm những vị trí đắc địa bao quanh cụm cứ điểm Điện Biên Phủ tạo lợi thế lớn cho Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhưng để đảm bảo tính bất ngờ và tính bí mật, tất cả pháo phải được kéo bằng tay. Điều này sẽ khiến những người tham gia đối mặt với thách thức về địa hình đầy khắc nghiệt.

Phim tài liệu Voi sắt Điện Biên - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 17.

'Địch nói rằng Việt Minh không thể đưa những loại pháo hạng nặng vào trong lòng chảo... chuột cũng không chui qua được...'.

Ông Phạm Đức Cư - Chiến sỹ Điện Biên Phủ Tiểu đoàn 394, Trung đoàn pháo cao xạ 367.

Untitled-34

Ông Phạm Đức Cư - Chiến sỹ Điện Biên Phủ Tiểu đoàn 394, Trung đoàn pháo cao xạ 367. (Ảnh chụp màn hình)

"Khi mà mình muốn tránh con đường vào trong lòng chảo Điện Biên này vì địch dự phòng rồi, mình không có lối đi. Thì mình phải đi ra 2 bên, tỏa ra 2 bên để đưa pháo vào" - Ông Phạm Đức Cư - Chiến sỹ Điện Biên Phủ Tiểu đoàn 394, Trung đoàn pháo cao xạ 367, nói - "Chính vì thế, quân địch nó nói rằng Việt Minh không thể đưa những loại pháo hạng nặng vào trong lòng chảo được. Giỏi lắm thì chui được người vào. Nó bảo con chuột còn khó là vì nó có những bãi mìn dày đặc, chạm vào là nổ".

"Thế thì ta phải làm thế nào để mở được đường ra để kéo được những khẩu pháo nặng nề hơn 2 tấn vào?".

Ông Nguyễn Đức Tình nói về con đường di chuyển những khẩu pháo của những người lính lúc ấy: "Anh không nhìn thấy dưới đáy của cái vực này đâu, mù hết tất cả. Bên này là rừng. Mà con đường ấy không phải là đá như thế này đâu mà lổn nhổn đất và chỉ vừa bánh xe pháo đi. Không thể quay lại được, không có chỗ để quay. Chỉ có tiến thôi".

"Con đường đâu có thẳng" - ông Phạm Đức Cư nói - "Nó là ngoằn ngoèo, nó là lên dốc, xuống dốc và mình phải điều khiển 2 cái bánh pháo nó đi theo đúng. Mà đường thì rất hẹp, dưới là vực rất sâu, không cẩn thận, chỉ cần chệch đi 5 phân thôi thì khẩu pháo rơi xuống vực tan tành...".

Phim tài liệu Voi sắt Điện Biên - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 21.
Phim tài liệu Voi sắt Điện Biên - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 22.
Phim tài liệu Voi sắt Điện Biên - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 23.

'Đầu tiên 2 dây kéo pháo mỗi dây 50 người không kéo được. Dốc không thể kéo lên được. Cuối cùng phải tăng gấp đôi, mỗi dây 100 người thì mới đủ để nhích khẩu pháo đi được'.

Ông Nguyễn Đức Tình - Chiến sỹ Điện Biên Phủ Đại đội 806, Tiểu đoàn 454, Trung đoàn 45 Trọng pháo cơ giới Điện Biên Phủ, Đại đoàn công pháo 351.

"Pháo thủ gần 20 người chịu trách nhiệm lái, bê càng, chèn... Anh bộ binh chỉ việc kéo thôi, còn lái như thế nào là anh pháo binh hết..." - Ông Nguyễn Đức Tình. (Ảnh chụp màn hình)

'Đầu thì đội trời, chân thì đạp đất... Không có cái gì nữa, hỏng hết. Chỉ vào đây vài ngày, lội lên lội xuống là coi như là giày dép nào cũng vứt đi hết...'.

Phim tài liệu Voi sắt Điện Biên - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 27.

(Ảnh chụp màn hình)

'Quần áo cũng rách tướt ra, đâu được lành lặn. Bùn đất bám đầy xong nó khô nó lại rụng rồi nó lại bám...'.

'Đi đái không ra nước. Ra hết mồ hôi'.

'Mồm khô hết cả. Nước bọt không còn để nhổ ra nữa...'.

Phim tài liệu Voi sắt Điện Biên - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 31.

Bà Trần Thị Thục Oanh - Chiến sỹ Quân y Viện 9, Đội điều trị ĐT3

Bà Trần Thị Thục Oanh - Chiến sỹ Quân y Viện 9, Đội điều trị ĐT3 - nhớ lại: "Cái đường rừng lúc đó nó không phải như bây giờ mà nó lên dốc, xuống đèo, cỏ cây kinh lắm. Chúng tôi đi không khiêng được bằng cáng mà phải cõng. Một là thấy cõng được thì cõng. Mình lúc đó trẻ, bé thì cõng thế nào được? Đã có những lần tôi không cõng được, tôi cũng không biết làm thế nào cả vì 2 chân anh ấy liệt, bị thương... Thế là tôi xốc 2 cái nách lên xong kéo lê anh ấy".

Hy sinh...

Với cuộc hành trình lịch sử này, tổn thất và hy sinh là điều khó tránh khỏi. Có những sự hy sinh đã trở thành biểu tượng của lòng quả cảm, gắn chặt với ý nghĩa của cuộc hành trình. Nhưng cũng có những ví dụ về sự hữu hạn trong ghi nhận và ngợi ca một cách công khai của lịch sử. Đó là trường hợp của liệt sỹ Nguyễn Văn Chức - người đã hy sinh ngay trong đợt đầu kéo pháo vào. Và phải nhờ tới sự nỗ lực của bạn bè và đồng đội, ông mới được vinh danh một cách xứng đáng sau này.

Phim tài liệu Voi sắt Điện Biên - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 33.

"200 người kéo cái khẩu pháo ấy, mỗi trăm người 1 dây. Một dây còn, 1 dây đứt mà pháo nó chạy mà quăng quật thì không thể giữ được, đều tung ra hết, lăn hết tất cả ra và chỉ còn 1 mình anh ấy" - ông Nguyễn Đức Tình kể lại - "Lúc đầu tiên không ai ngờ đấy là anh Chức. Chỉ biết có người chạy vụt đi thôi".

"Anh ấy cứ đuổi theo khẩu pháo đang xồng xộc chạy" - ông Tình nói tiếp - "Anh vác cái chèn và đuổi theo và đuổi kịp nó. Khi đuổi kịp rồi thì anh lao chèn vào chặn bánh pháo. Theo nguyên tắc chung, chặn thì nó sẽ làm cản trở, pháo không thể tiến lên được, hoặc không bị quay đi chỗ khác mà nó cứ theo hướng đó nó chạy. Khi mà anh Chức đưa cái chèn vào ngang bánh pháo rồi thì cái pháo nó lồng lên, chồm lên trên cái chèn và đồng thời đè lên anh Chức luôn".

Phim tài liệu Voi sắt Điện Biên - Câu chuyện về hành trình phi thường của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 35.

"Vì anh Chức chưa ra được do cái pháo lồng lên nhanh quá... Và anh Chức đã hy sinh".

Phim tài liệu: Voi sắt Điện Biên

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước