Shark Tank Việt Nam: Định giá không tưởng, startup khiến Shark Hưng “nổi giận” mắng "điên rồ"

ĐH-Thứ năm, ngày 29/08/2019 11:28 GMT+7

VTV.vn - Gọi 5 triệu USD cho 10%, tự định giá 45 triệu USD nhưng doanh thu chỉ đạt vài trăm triệu/tháng, startup khiến Shark Hưng và các "cá mập" khác "nổi giận".

Thương vụ cuối cùng trong tập 6 Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ đến từ startup Lê Nguyễn Khánh Trình - Founder & CEO Công ty cổ phần Khánh Trình. Khánh Trình bày tỏ mong muốn kêu gọi 5 triệu USD đổi lấy 10% cổ phần để đẩy mạnh xuất khẩu khung xếp đa năng Khánh Trình - một sản phẩm do chính anh sáng chế, để ra thị trường thế giới.

Bắt đầu đưa ra thị trường Việt Nam từ năm 2010, khung xếp đa năng Khánh Trình đã xuất khẩu hàng nghìn sản phẩm đến hơn 40 quốc gia với giá bán 7 triệu đồng/bộ sản phẩm. Hiện được phân phối qua website và Amazon với lợi thế cạnh tranh nổi bật của sản phẩm nằm ở tính linh hoạt, có thể thay đổi độ phù hợp với mọi lứa tuổi.

Shark Tank Việt Nam: Định giá không tưởng, startup khiến Shark Hưng “nổi giận” mắng điên rồ - Ảnh 1.

Thị trường tiêu thụ Amazon Mỹ chiếm 80%, lãi gộp 70%/bộ. Doanh thu trung bình trong nước chiếm khoảng 300 triệu, thị trường nước ngoài là 1 tỷ đồng.

Do đó, startup muốn kêu gọi đầu tư để đẩy mạnh marketing thương hiệu, bán sản phẩm tại thị trường Mỹ và Nhật Bản trong năm đầu tiên. Với 5 triệu USD, Khánh Trình sẽ trích từ 20 - 30% để quảng cáo thương hiệu, số còn lại dùng vào sản xuất. Dự kiến, từ 3-5 năm tới Shark có thể thu hồi vốn.

Khánh Trình chia sẻ: "Sản phẩm đã nhận bằng sáng chế ở 5 quốc gia (Việt Nam, Mỹ, Nigeria, Nam Phi và Úc). Dân số 5 quốc gia là 670 triệu người. Dự tính nếu chiếm được 1% thị trường thì chúng em có thể đạt doanh thu 670 triệu USD".

Shark Tank Việt Nam: Định giá không tưởng, startup khiến Shark Hưng “nổi giận” mắng điên rồ - Ảnh 2.

Gọi 5 triệu USD cho 10%, tự định giá 45 triệu USD nhưng doanh thu chỉ đạt vài trăm triệu/ tháng. Shark "tri kỷ" Nguyễn Hòa Bình ngay lập tức chỉ ra điểm định giá phi lý của startup: "Lợi nhuận của em hiện nay là 400 triệu/tháng, một năm lợi nhuận khoảng 6 tỷ. Doanh nghiệp của em định giá cao nhất chỉ được 30 tỷ. Đó còn chưa kể tính các chi phí rủi ro khác. Đừng "ngáo giá".

Đánh giá sản phẩm thực sự có thị trường nhưng con số định giá 1000 tỷ đồng quá phi lý nên các Shark Đỗ Liên, Nguyễn Thanh Việt và Dzung Nguyễn không thể đầu tư vào startup. "Cá mập công nghệ" cho startup lời khuyên như sau: "Anh nghĩ sản phẩm của em rất hợp thị trường Mỹ, em nên tập trung bán ở thị trường đấy và không cần gọi số vốn lớn như thế".

"Với ý tưởng này mà em kêu gọi 5 triệu USD, đó là mức giá điên rồ" - Shark Phạm Thanh Hưng nổi giận với mức định giá không tưởng và cũng quyết định không đầu tư.

Shark Tank Việt Nam: Định giá không tưởng, startup khiến Shark Hưng “nổi giận” mắng điên rồ - Ảnh 3.

Tuy không nhận được đầu tư từ các "cá mập" nhưng startup Lê Nguyễn Khánh Trình đã nhận được nhiều lời khuyên bổ ích, thiết thực từ các nhà đầu tư.

Tập 7 Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa thứ 3 sẽ phát sóng vào lúc 20h30 thứ Tư ngày 4/9/2019 trên kênh VTV3. Mời quý vị chú ý đón xem!


Dùng toàn thuật ngữ 'chém' cho tương lai, 2 nữ startup khiến Shark Bình... xây xẩm mặt mày Dùng toàn thuật ngữ "chém" cho tương lai, 2 nữ startup khiến Shark Bình... xây xẩm mặt mày Shark Tank Việt Nam: Mới ngồi ghế nóng, Shark Bình đã 'cá cược '2,5 tỷ đồng với nữ startup Shark Tank Việt Nam: Mới ngồi ghế nóng, Shark Bình đã "cá cược "2,5 tỷ đồng với nữ startup 'Cá mập 8X' mới toanh gia nhập Shark Tank Việt Nam 2019 là ai? "Cá mập 8X" mới toanh gia nhập Shark Tank Việt Nam 2019 là ai?

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước