Shark Tank Việt Nam - Tập 9: Chen nhầm chân vào thị trường "ngách", startup công nghệ 3D hụt đầu tư

Đinh Hương-Thứ năm, ngày 30/08/2018 17:40 GMT+7

VTV.vn - Giới thiệu đến nhà đầu tư nền tảng công nghệ kết nối cộng đồng sử dụng máy in 3D Việt Nam, Đức Nghĩa mong muốn kêu gọi 200.000 USD đổi lấy 10% cổ phần công ty.

Là startup duy nhất thất bại ở tập 9 chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 2 - Thương vụ bạc tỷ nhưng phần thương thuyết của nhà sáng lập Thân Đức Nghĩa của công ty 3D Factory vẫn để lại nhiều bài học gọi vốn và khởi nghiệp ấn tượng.

Đức Nghĩa cho hay, các chuyên gia từng đánh giá công nghệ in 3D sẽ đạt mức 21 tỷ USD vào năm 2020, tuy nhiên sau giai đoạn phát triển bùng nổ thì công nghệ này phát triển khựng lại và chỉ phổ biến trong giới kỹ thuật. Do đó, mong muốn đem công nghệ 3D phục vụ cho hầu hết các lĩnh vực nên 3D Factory đã đưa ra giải pháp để khắc phục các nhược điểm của công nghệ này.

Shark Tank Việt Nam - Tập 9: Chen nhầm chân vào thị trường ngách, startup công nghệ 3D hụt đầu tư - Ảnh 1.

Đề cập đến vấn đề doanh số, Đức Nghĩa cho hay, trong 2 năm qua công ty vẫn trong giai đoạn R&D và chưa có đội ngũ Sale, Marketing… Doanh số trong 6 tháng vừa qua đạt 250 triệu đồng đến từ 4 mảng (bán và cho thuê máy in 3D, gia công dịch vụ in 3D, thu phí dịch vụ từ các nhà thiết kế, phí nhượng quyền). Công ty 3D Factory hiện có 5 nhân viên. Đối tượng khách hàng chia làm 8 đối tượng với khách hàng trọng tâm là các kiến trúc sư, sale dự án căn hộ, người thiết kế game và sinh viên.

Shark Tank Việt Nam - Tập 9: Chen nhầm chân vào thị trường ngách, startup công nghệ 3D hụt đầu tư - Ảnh 2.

Trước thắc mắc kinh doanh 2 năm nhưng doanh thu tăng trưởng quá chậm từ Shark Phú, Đức Nghĩa thẳng thắng chia sẻ câu chuyện sai lầm mà 3D Factory vướng phải là nhập nhằng trong vai trò điều hành giữa các nhà đồng sáng lập.

Đánh giá dung lượng và quy mô thị trường của 3D Factory quá hẹp, hai Shark Phú và Linh là những người đầu tiên từ chối đầu tư. Khó hiểu trước mô hình kinh doanh quá dàn trải, hơn nữa phần trình bày của Đức Nghĩa trái ngược hoàn toàn với định hướng kinh doanh ban đầu của 3D Factory, do đó Shark Dzung Nguyễn dứt khoát "lắc đầu" với startup này.

Tiếp đó, Shark Thủy cũng rút lui. Shark Hưng cũng đưa ra lời khuyên cho Đức Nghĩa: "Em nên dành hết tất cả những gì có để thành lập xưởng thiết kế và dịch vụ in 3D và tự sản xuất máy phục vụ cho nhu cầu của bản thân là chính. Thị trường ứng dụng in 3D hiện nay rất sơ khai, lợi ích kinh tế của nó còn rất hạn chế".

Shark Tank Việt Nam - Tập 9: Chen nhầm chân vào thị trường ngách, startup công nghệ 3D hụt đầu tư - Ảnh 3.

Thương vụ khép lại dù không nhận được đầu tư nhưng Đức Nghĩa đã thu về rất nhiều lời khuyên giá trị từ các nhà đầu tư của Shark Tank Việt Nam. Đây cũng là bài học dành cho các startup Việt khi đi gọi vốn nên có sự chuẩn bị, tìm hiểu kỹ càng để có phần thuyết trình tốt hơn.

Mời quý vị theo dõi các tập tiếp theo của Shark Tank Việt Nam mùa 2 vào lúc 20h30, tối thứ 4 hàng tuần trên kênh VTV3!

Shark Tank Việt Nam - Tập 9: Sartup nhí 11 tuổi xuất sắc nhận đầu tư gấp 4 lần Shark Tank Việt Nam - Tập 9: Sartup nhí 11 tuổi xuất sắc nhận đầu tư gấp 4 lần

VTV.vn - Lần đầu tiên ở Shark Tank Việt Nam xuất hiện startup nhí 11 tuổi đến từ Tuyên Quang đã xuất sắc gọi vốn thành công vượt mong đợi.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước