Trong cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 16/4 vừa qua, hơn một nửa cử tri đã ủng hộ các sửa đổi Hiến pháp được đề xuất, trong đó có việc trao thêm quyền hạn cho Tổng thống.
Điều này nó cho thấy người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã lựa chọn sự thỏa hiệp thay cho chia rẽ trong vấn đề ổn định thể chế nhà nước. Kết quả trưng cầu dân ý cũng đặt Thổ Nhĩ Kỳ đứng trước một bước chuyển lớn về chính trị.
Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chuyển từ quốc gia theo chế độ Nghị viện sang chế độ Cộng hòa Tổng thống giống như Mỹ và Pháp. Tổng thống sẽ có nhiệm kỳ 5 năm và được tối kéo dài tối đa hai nhiệm kỳ. Như vậy, những thay đổi này sẽ tạo điều kiện cho Tổng thống Erdogan tại nhiệm ít nhất đến năm 2029.
Những thay đổi về hiến pháp sẽ tạo điều kiện cho Tổng thống Erdogan tại nhiệm ít nhất đến năm 2029
Thay vì chỉ là người đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa như hiện nay, Tổng thống sẽ trở thành người điều hành chính phủ, có thể trực tiếp bổ nhiệm các quan chức nhà nước cấp cao và giải tán Quốc hội cũng như đề xuất các khoản thu chi ngân sách, ban hành các sắc lệnh, ban bố tình trạng khẩn cấp và ban hành các sắc lệnh giám sát các Bộ mà không cần có sự phê chuẩn của Quốc hội. Trong khi vị trí Thủ tướng sẽ lần đầu tiên bị bãi bỏ trong lịch sử hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ.
Quyền lập pháp của Quốc hội sẽ được duy trì, nhưng quyền hạn bị thu hẹp lại trong giới hạn nhất định.
Những người ủng hộ coi cải cách hiến pháp này là sự bảo đảm cho sự ổn định chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn biến động hiện nay. Trong khi phe đối lập tố cáo đây là hành động thâu tóm quyền lực của Tổng thống Erdogan.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!