Theo lộ trình tới năm 2018, tỷ
lệ đóng Bảo hiểm xã hội không đổi nhưng lượng đóng sẽ tăng lên bởi mức đóng Bảo
hiểm xã hội sẽ căn cứ vào tổng thu nhập của người lao động, thay vì dựa trên tiền
lương và phụ cấp như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều hiệp hội doanh nghiệp đã đề xuất
với Chính phủ về việc tạm hoãn lộ trình này vì hiện tại, doanh nghiệp đang gặp
nhiều khó khăn và mức đóng cao sẽ giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong
thời hội nhập.
Bàn luận về vấn đề này,
PGS.TS Nguyễn Văn Định – Khoa Bảo hiểm, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng đề
nghị của các doanh nghiệp có lý bởi các doanh nghiệp Việt Nam cũng như thế
giới vừa thoát khỏi đáy khủng hoảng kinh tế, chính vì vậy, tình hình tài chính
còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, mức đóng bảo hiểm cao sẽ ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh quốc tế.
Ông Nguyễn Văn Định cũng cho rằng việc giảm mức
đóng bảo hiểm sẽ góp phần khuyến khích thành lập những doanh nghiệp mới, đặc biệt
là những doanh nghiệp khởi nghiệp. Cùng với đó, nếu mức đóng bảo hiểm quá cao, rất có khả năng doanh nghiệp sẽ trốn đóng, gây nợ đọng Bảo hiểm xã hội.
Cùng theo dõi những phân tích của PGS.TS Nguyễn Văn Định về vấn đề này qua video trên đây!