Rượu thủ công bị buông lỏng quản lý, ai chịu trách nhiệm?

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 21/03/2017 06:40 GMT+7

VTV.vn - Rượu sản xuất thủ công trôi nổi là thủ phạm gây ra các vụ ngộ độc nghiêm trọng. Nguyên nhân là do việc quản lý loại hàng hóa này đã bị buông lỏng trong thời gian qua.

Năm 2013, Chính phủ đã ban hành nghị định bao gồm các điều khoản chặt chẽ liên quan tới mọi khâu từ cấp phép, sản xuất, quản lý chất lượng tới phân phối lưu thông rượu. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra trên thị trường rượu cho thấy từ các quy định tới thực tế là một khoảng cách lớn.

Điều tra cho thấy có rất nhiều cơ sở cung cấp hàng nghìn lít rượu mỗi tháng cho các nhà hàng, quán ăn nhưng lại không sở hữu bất kỳ loại giấy tờ nào liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu. Tại các vùng nông thôn, rượu thủ công được sản xuất và bán ra thị trường hầu như đều không có tem nhãn. Người dân tự nấu để uống và kinh doanh dựa trên niềm tin dành cho nhau trong khi chính quyền địa phương thờ ơ, không kiểm soát.

Nghị định 94 của Chính phủ quy định rõ việc sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải có giấy phép sản xuất, sản phẩm phải có nhãn mác, đăng ký kinh doanh tại địa phương. Tuy nhiên, trong 4 năm qua, những quy định này dường như đã bị các cơ quan quản lý ở địa phương quên lãng. Trong khi đó, những vụ ngộ độc rượu vẫn liên tiếp xảy ra, cướp đi tính mạng của nhiều người.

Mặc dù những vụ ngộ độc rượu do pha cồn công nghiệp methanol không phải là hiếm, tuy nhiên, việc có quá nhiều trường hợp tử vong do rượu sản xuất trôi nổi gây ra đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc phải siết chặt thị trường rượu, đặc biệt là rượu nấu thủ công.

Để bàn luận sâu hơn về chủ đề này, chương trình Vấn đề hôm nay đã mời tới trường quay PGS. TS Phạm Bích San đến từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn Phát triển.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trênTV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước