Bất cập trong đãi ngộ văn nghệ sĩ: Cần sự đãi ngộ xứng tầm

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 05/03/2024 14:18 GMT+7

VTV.vn - Chỉ khi tháo gỡ được những tồn tại bất cập trong cơ chế, chính sách, giới nghệ sĩ biểu diễn mới có thể yên tâm gắn bó làm nghệ thuật, từ đó thỏa sức sáng tạo.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống quý trọng hiền tài, đề cao tri thức. Dù khó khăn đến đâu thì Đảng và Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện động viên, khích lệ đội ngũ trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sĩ phát triển, cống hiến cho nước nhà. Trong đó, đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà đã không ngừng đóng góp, tạo nên những thành quả đáng tự hào. Họ cũng luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.

Ngày càng có nhiều địa phương nhận thức rõ hơn về vai trò của đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân, từ đó có chính sách hỗ trợ và động viên thiết thực, ban hành những chính sách cụ thể trong việc đãi ngộ, hỗ trợ NSND, NSƯT, nghệ nhân và các câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Tính từ năm 2014 tới nay, cả nước đã có gần 2.000 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu NNND, NNƯT. Hà Nội đã ban hành Nghị quyết riêng về chế độ hỗ trợ nghệ nhân và các câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; thành lập các câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, từ đó có thể nhận được hỗ trợ; hỗ trợ các câu lạc bộ, nghệ nhân tổ chức lớp truyền dạy di sản, bố trí kinh phí hỗ trợ NNND truyền dạy là 500.000 đồng/người/buổi, NNƯT là 300.000 đồng/người/buổi truyền dạy.

Có thể thấy, nhiều tín hiệu vui từ các địa phương khiến chúng ta có hy vọng rằng đội ngũ văn nghệ sĩ sẽ ngày càng được chăm lo hơn, để phát huy sức sáng tạo của mình. Thế nhưng, bên cạnh đó, một số cơ chế, chính sách vẫn cần được hoàn thiện, bổ sung, để phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội cũng như những yêu cầu mới trong sáng tạo nghệ thuật, bảo tồn và phát triển văn hóa.

"Cuộc sống của các văn nghệ sĩ, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc còn khá khó khăn, trong khi mọi thứ đều đổi mới. Lương và chế độ đãi ngộ của văn nghệ sĩ thực sự chưa cao, không đảm bảo cuộc sống của các văn nghệ sĩ thuộc đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc", NSND Đỗ Quốc Hưng – Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam chia sẻ.

Để các văn nghệ sĩ chú tâm với nghề, có đủ điều kiện để phát huy sức sáng tạo thì các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương cần tiếp tục có cơ chế, chính sách mới phù hợp hơn với đòi hỏi của thực tiễn xã hội đương đại. Ngân sách Nhà nước dù còn eo hẹp nhưng cũng cần có đầu tư và chính sách đãi ngộ xứng tầm đối với nghệ sĩ và nghệ nhân.

Thay đổi tư duy trong chế độ đãi ngộ, chăm sóc nghệ nhân dân gian Thay đổi tư duy trong chế độ đãi ngộ, chăm sóc nghệ nhân dân gian

VTV.vn - Có lẽ, đã tới lúc phải thay đổi tư duy chỉ hỗ trợ nghệ nhân dân gian có hoàn cảnh nghèo khó, hướng tới quan điểm đãi ngộ để tôn vinh tài năng của họ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước