"Chén thuốc độc" - Vở kịch nói đầu tiên của Việt Nam tái xuất hiện trên sân khấu sau 100 năm

N.A-Thứ sáu, ngày 22/10/2021 10:55 GMT+7

Các nghệ sĩ chụp ảnh lưu niệm cùng vợ cố tác giả Vũ Đình Long sau buổi diễn. (Ảnh: N.A)

VTV.vn - Tối qua (21/10), vở kịch "Chén thuốc độc" đã được công diễn trên sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội, mở đầu cho Tuần lễ 100 năm Sân khấu Kịch nói Việt Nam.

Có thể nói, việc lựa chọn "Chén thuốc độc" của tác giả Vũ Đình Long có một ý nghĩa lớn và đặc biệt trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm Sân khấu Kịch nói Việt Nam. "Chén thuốc độc" chính là vở kịch nói đầu tiên do người Việt Nam viết, đánh dấu một cột mốc quan trọng với sân khấu Kịch Việt. Trước khi "Chén thuốc độc" ra đời, tại Việt Nam, loại hình Kịch nói chưa phát triển.

Chén thuốc độc - Vở kịch nói đầu tiên của Việt Nam tái xuất hiện trên sân khấu sau 100 năm - Ảnh 1.

Tác giả Vũ Đình Long (đeo kính, ngoài cùng bên trái). (Ảnh: Tư liệu gia đình cung cấp)

Điều đặc biệt, ngày "Chén thuốc độc" tái xuất hiện trên sân khấu sau 100 năm cũng gần trùng khớp với ngày vở kịch được công diễn lần đầu tiên - ngày 22/10/1921. Vở kịch được đạo diễn bởi NSƯT Bùi Như Lai, chỉ đạo nghệ thuật bởi NSND Trịnh Thúy Mùi, sáng tác ca khúc của nhạc sĩ Giáng Son và biên tập âm nhạc Thế Toàn. "Chén thuốc độc" có sự tham gia của NSND Lê Khanh, NSƯT Trịnh Mai Nguyên... Vở kịch được dàn dựng với thời gian khá ngắn, chỉ trong chưa đầy 20 ngày.

Trong đêm công diễn tối qua (21/10) của "Chén thuốc độc", khán giả còn được gặp gỡ một nhân vật đặc biệt - vợ của cố tác giả Vũ Đình Long, bà Mai Ngọc Hà. Tuy tuổi cao (94 tuổi), nhưng vợ cố tác giả Vũ Đình Long vẫn rất minh mẫn. Bà ngồi xem đến cuối vở diễn, sau đó gặp gỡ các nghệ sĩ và trò chuyện. NSND Lê Khanh bày tỏ sự ngưỡng mộ đặc biệt với bà Mai Ngọc Hà, chị xúc động khi thấy sự hiện diện của bà trong đêm diễn, vào đúng dịp đặc biệt của sân khấu Kịch nói nói chung và với vở "Chén thuốc độc" nói riêng.

Chén thuốc độc - Vở kịch nói đầu tiên của Việt Nam tái xuất hiện trên sân khấu sau 100 năm - Ảnh 2.

NSND Lê Khanh trò chuyện với bà Mai Ngọc Hà sau vở diễn. Chị bày tỏ sự ngạc nhiên khi được gặp vợ của cố tác giả Vũ Đình Long, luôn miệng khen: "Bà đẹp quá và minh mẫn quá!". (Ảnh: N.A)

Chia sẻ với VTV News sau khi đêm diễn kết thúc, bà Mai Ngọc Hà nói vở kịch được tập từ mùng 2/10 mà đến 21/10 là đã diễn, chỉ có 19 ngày chuẩn bị nhưng các diễn viên đã làm rất tốt.

"Tôi rất vui và không ngờ lại vở diễn được như thế" - bà Mai Ngọc Hà nói - "Vở kịch tuy đã 100 năm rồi nhưng khi diễn lại thì cái hồn của nó vẫn còn. Tuy nó có những chỗ thay đổi và tất nhiên có những chỗ thay đổi... Nhưng tôi vui vì vở kịch tuy đã 100 năm mà vẫn có những điều hợp với thời sự bây giờ". 

Một phân cảnh trong vở "Chén thuốc độc" công diễn tối qu (21/10) tại Nhà hát lớn Hà Nội.

"Các diễn viên rất nhiệt tình, mang hết nhiệt huyết vào vở diễn và họ phải rất yêu nghệ thuật, phải rất có tâm hồn mới diễn được như thế - khi sự chuẩn bị chỉ có 20 ngày mà diễn được như thế là tôi rất vui" - bà Mai Ngọc Hà nói tiếp - "Các nghệ sĩ rất giỏi, đạo diễn Bùi Như Lai rất giỏi. Những cảnh như hầu đồng ngày xưa đã được thể hiện rất hay, đặc biệt là phần nhạc nghe thích lắm. Phần nhạc giúp cho vở kịch hay hơn. Lời thoại ít nhưng diễn xuất của các nghệ sĩ giúp người ta hiểu nhiều hơn". 

Kết thúc chia sẻ với VTV News, vợ cố tác giả Vũ Đình Long nói: "Tôi rất vui và rất cảm ơn Ban lãnh đạo, cảm ơn tất cả các diễn viên trong vở kịch đã nhiệt tình. Thay mặt gia đình tôi rất cảm ơn. Cuối đời mà... tôi đã 94 tuổi rồi, mà được đi xem vở kịch này của ông Vũ Đình Long cũng cảm thấy mãn nguyện. Tôi nghĩ ngày hôm qua ông Long cũng có mặt ở đó để xem và tôi chắc ông cũng rất hài lòng về vở diễn này".

Chén thuốc độc - Vở kịch nói đầu tiên của Việt Nam tái xuất hiện trên sân khấu sau 100 năm - Ảnh 4.

Bà Mai Ngọc Hà trò chuyện với NSND Lê Khanh. (Ảnh: N.A)

"Chén thuốc độc" kể về gia đình một viên chức khá giả tại Hà Nội, thầy Thông Thu. Sau khi bố thầy Thông Thu qua đời, các thành viên trong gia đình đã bị cuốn theo những cám dỗ của xã hội đương thời. Trong khi thầy Thông Thu mê đàn ca hát xướng, rượu chè... thì mẹ ông cùng vợ ông lại mê hầu đồng, cúng bái. Cô em gái của thầy Thông không nhận được sự quan tâm của mẹ và anh nên rơi vào mối quan hệ với người đàn ông không đường hoàng, đã có vợ, cuối cùng cô có bầu, mang tiếng chửa hoang. Gia sản giàu có bậc nhất của nhà thầy Thông Thu, với sự tàn phá của các thành viên trong gia đình, đã bốc hơi và hơn thế, gia đình thầy Thông còn rơi vào cảnh nợ nần, bị tịch thu gia sản...

"Chén thuốc độc" được tác giả Vũ Đình Long viết vào tháng 9/1921. Vở kịch được công diễn lần đầu tiên cũng tại Nhà hát lớn Hà Nội vào ngày 22/10/1921, đúng 1 tháng sau khi vở kịch được công bố.

240191418_10223409657282081_8407956897068820582_n

Nghệ sĩ hội ngộ kỷ niệm Tuần lễ 100 năm Sân khấu kịch nói Việt Nam Nghệ sĩ hội ngộ kỷ niệm Tuần lễ 100 năm Sân khấu kịch nói Việt Nam

VTV.vn - Lễ kỷ niệm 100 năm Sân khấu kịch nói Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội vào sáng 21/10 với sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước