Người hâm mộ biểu tình yêu cầu Kpop “không rác thải nhựa”

Bảo Anh (theo koreaherald)-Chủ nhật, ngày 08/09/2024 11:18 GMT+7

VTV.vn - Kpop4Planet (K4P), một nhóm hoạt động vì khí hậu do người hâm mộ Kpop thành lập, vừa tổ chức một cuộc biểu tình trước trụ sở HYBE tại Seoul.

Cuộc biểu tình mang tên "Tội lỗi của album nhựa" kêu gọi ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc có những biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ môi trường. K4P đã trích dẫn một cuộc khảo sát vào tháng 8 với sự tham gia của 12.000 người hâm mộ K-pop trên toàn cầu. Kết quả cho thấy, 42,8 % đồng ý rằng, việc yêu cầu người hâm mộ mua thật nhiều album để tìm kiếm cơ hội tham dự các sự kiện do công ty tổ chức chính là "hoạt động kinh doanh tệ nhất" của HYBE.

K4P yêu cầu chấm dứt ngay lập tức các chiến lược tiếp thị khuyến khích mua album quá mức và góp phần gây ô nhiễm môi trường.

Các công ty giải trí bao gồm HYBE đã sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để thúc đẩy doanh số bán album, chẳng hạn như phát hành nhiều phiên bản album với những thay đổi nhỏ về thiết kế và bao gồm các thẻ ảnh ngẫu nhiên để thu hút người hâm mộ mua nhiều bản sao để có được những thẻ mà họ mong muốn. Một hoạt động bị chỉ trích khác của các sự kiện ký tặng người hâm mộ đó là ai mua càng nhiều album thì cơ hội được tham gia sự càng cao.

Người hâm mộ biểu tình yêu cầu Kpop “không rác thải nhựa” - Ảnh 1.

Các nhà hoạt động vì khí hậu của Kpop4Planet ném đĩa CD xuống đất để phản đối chiến lược tiếp thị để bán album của các công ty

"Tôi đã mua hơn 100 bản sao của cùng một album chỉ để có cơ hội gặp gỡ nghệ sĩ yêu thích của mình tại một sự kiện ký tặng người hâm mộ, và giờ chúng được chất thành từng hộp ở nhà tôi", một người hâm mộ Kpop cho biết.

Trớ trêu thay, khi thế giới đã chuyển sang phát trực tuyến, kỹ thuật số, doanh số bán album vật lý của Kpop vẫn tăng vọt trong thập kỷ qua. Theo Circle Chart, doanh số bán album kết hợp của 400 album hàng đầu đã tăng từ 7,37 triệu vào năm 2014 lên 115,77 triệu vào năm 2022, dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng nhựa của các công ty giải trí.

Theo dữ liệu do Đại biểu Đảng Dân chủ Hàn Quốc Woo Won-shik, thành viên Ủy ban Môi trường và Lao động của Quốc hội, thu thập cho thấy, các công ty giải trí đã sử dụng 801,5 tấn nhựa vào năm 2022 để sản xuất album vật lý, bao gồm CD, thẻ ảnh và bao bì tăng mạnh so với mức 55,8 tấn vào năm 2017.

Người hâm mộ biểu tình yêu cầu Kpop “không rác thải nhựa” - Ảnh 2.

Album bị hủy thành rác thải vứt ra môi trường

Từ năm 2021, ngành công nghiệp Kpop đã có một số nỗ lực để thân thiện hơn với môi trường, chẳng hạn như sử dụng giấy được chứng nhận FSC và vật liệu phân hủy sinh học. Tuy nhiên, các biện pháp này về cơ bản vẫn chưa giải quyết được thiệt hại về môi trường do tình trạng mua album quá mức gây ra, thường dẫn đến lãng phí. Đĩa CD làm từ polycarbonate không khả thi về mặt kinh tế để tái chế và Hàn Quốc chưa có cơ sở để xử lý các chất độc hại thải ra trong quá trình tái chế polyvinyl clorua, thường được sử dụng trong bao bì.

"Việc sử dụng mực đậu nành và vật liệu tái chế, mà các công ty giải trí quảng cáo là nỗ lực 'thân thiện với môi trường' của họ, cho thấy các công ty này không thực sự hiểu người hâm mộ muốn gì. Các công ty cần thay đổi phương pháp tham gia sự kiện ký tặng người hâm mộ và phát triển các hệ thống không tạo ra chất thải từ việc thu thập thẻ ảnh", Mathieu Berbiguier, Giáo sư thỉnh giảng về Nghiên cứu Hàn Quốc tại Đại học Carnegie Mellon, bày tỏ quan điểm.

Tại sao Liên hợp quốc và UNESCO lại muốn hợp tác với Kpop? Tại sao Liên hợp quốc và UNESCO lại muốn hợp tác với Kpop?

VTV.vn - Bất chấp những rào cản về văn hóa và ngôn ngữ, Kpop vẫn trở thành hiện tượng toàn cầu. Đây cũng là điều mà Liên hợp quốc và UNESCO cần để truyền cảm hứng cho giới trẻ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước