Phát triển công nghiệp văn hóa: Cần công nhận sản phẩm văn hóa như hàng hóa đặc biệt

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 24/05/2024 14:19 GMT+7

VTV.vn - Theo các chuyên gia, để phát triển ngành công nghiệp văn hóa thì cần công nhận sản phẩm văn hóa như một loại hàng hóa đặc biệt.

Theo thống kê, năm 2023 tổng doanh thu của toàn ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đạt 56 triệu USD. Tính từ đầu năm tới nay, tổng doanh thu phòng vé phim Việt đã vượt mốc 1.000 tỷ đồng. Những con số ấn tượng này cho thấy dư địa thị trường của các ngành công nghiệp văn hóa đang rất mở rộng. Trong báo cáo của kỳ họp Quốc hội mới đây, Chính phủ đã tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, sáng tạo và cạnh tranh.

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam đã được ban hành cách đây 8 năm. Dù có nhiều bước phát triển nhưng công nghiệp văn hóa của Việt Nam vẫn chưa thể gọi là chuyên nghiệp. Theo các chuyên gia và các nhà quản lý, để phát triển ngành công nghiệp văn hóa thì cần công nhận sản phẩm văn hóa như một loại hàng hóa đặc biệt. Do đó, việc phát triển thị trường sản phẩm dịch vụ văn hóa là yêu cầu cấp thiết.

Rõ ràng, công nghiệp văn hóa chỉ có thể phát triển khi mô hình ba nhà gồm Nhà nước - nhà đầu tư - nhà sáng tạo được coi là ba trụ chính. Thời gian tới, khi Nhà nước tạo cơ chế chính sách tháo dỡ điểm nghẽn để các nhà đầu tư đóng góp nguồn lực thì cũng là lúc công nghiệp văn hóa cần có một đội ngũ sáng tạo chất lượng cao, chuyên môn chuyên nghiệp và bài bản hơn. Tín hiệu đáng mừng là hiện các cơ sở đào tạo cũng đang dần dịch chuyển để thích ứng.

"Khi được học trong một hệ sinh thái sáng tạo, tư duy sáng tạo được kích hoạt hơn rất nhiều. Tư duy ấy giúp các bạn nhìn được ngành nghề của mình trong bức tranh tổng thể của hệ sinh thái sáng tạo của Việt Nam, cũng như nền kinh tế sáng tạo Việt Nam", PGS.TS Phạm Quỳnh Phương - Trưởng khoa Công nghiệp văn hóa và Di sản, Trường Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ.

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đầu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP. Nhiều ý kiến cho rằng con số tạm tính này chưa tương xứng với tiềm lực và dư địa thị trường nội địa và quốc tế của các sản phẩm công nghiệp văn hóa nước ta. Công nghiệp văn hóa cần phải nhận được sự quan tâm nhiều hơn, trước hết là phải đứng hàng ưu tiên trong chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 -2035, để có được sự chính danh, đầu tư nguồn lực và cơ chế xứng đáng hơn nữa.

Góc nhìn văn hóa: Dấu ấn di sản Việt năm 2023 Góc nhìn văn hóa: Dấu ấn di sản Việt năm 2023

VTV.vn - Năm 2023 là năm di sản Việt Nam giành nhiều thành tựu trong phát huy các giá trị di sản, với nhiều sáng kiến và huy động nguồn lực.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước