Sẽ hạ giải cầu ngói Thanh Toàn 240 năm tuổi để tu bổ, tôn tạo

Theo Đại Dương/Dân trí-Thứ tư, ngày 31/08/2016 06:20 GMT+7

VTV.vn - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Cầu ngói Thanh Toàn với mức đầu t­ư dự kiến là 13,1 tỷ đồng.

Theo đó, cầu ngói Thanh Toàn sẽ được hạ giải, đánh giá cụ thể các cấu kiện, đảm bảo đúng quy chuẩn, quy định và nguyên tắc bảo tồn. Nền móng công trình sẽ được gia cố. Cầu sau đó sẽ được phục hồi với yêu cầu tận dụng tối đa nguyên bản, vật liệu gốc.

Phương án thiết kế phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng và so sánh, đối chứng, đánh giá với hồ sơ khoa học, bản vẽ kỹ thuật của di tích đã được các cấp có thẩm quyền xác nhận nhằm bảo tồn các yếu tố gốc gắn liền với công trình (hệ kết cấu khung chính và các cấu kiện không đảm bảo về yêu cầu chịu lực; hệ ván lát sàn; hệ mái lợp ngói âm ống men Thanh Lưu Ly; hệ trang trí bờ mái, bờ nóc, bờ quyết, ô hộc; toàn bộ màu sắc tổng thể công trình; hai câu đối khảm sành sứ ở đầu cầu). Bố trí điện chiếu sáng, trang trí cho công trình.

Sẽ hạ giải cầu ngói Thanh Toàn 240 năm tuổi để tu bổ, tôn tạo - Ảnh 1.

Cầu ngói Thanh Toàn tuyệt đẹp

Dự án này được giao cho Ban Đầu tư và Xây dựng Thị xã Hương Thủy làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu t­ư dự kiến là 13.190 triệu đồng. Thời gian thực hiện dự án trong vòng 3 năm.

Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu gỗ hình vồng bắc qua con mương ở làng Thanh Thủy Chánh, xã Thuỷ Thanh, Thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cầu cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông Nam.

Cây cầu này được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu) vào năm 1776 do bà Trần Thị Đạo (vợ của Khâm sai, Chủ sự Hoàng cung, Tổng chỉ huy bộ binh và thủy binh, Tổng đốc của ba huyện Hương Trà, Phú Vang và Quảng Điền tại Huế, Nhất trụ triều đình và tước Hầu) đóng góp tiền của làm cầu để tích phước đức. Cầu ngói có chiều dài 17m, chiều rộng 4m, chia làm 7 gian. Cầu có mái che, lợp bằng ngói ống tráng men. Hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để người dân, du khách đến vãn cảnh ngồi dựa lưng nghỉ ngơi. Đến nay cây cầu này đã có tuổi đời 240 năm.

Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu ngói Thanh Toàn được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận là Di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 575QÐ/VH ngày 14/7/1990.

Về phương pháp hạ giải để bảo tồn, tu bổ cầu ngói Thanh Toàn, tại Huế thời gian qua đã có công trình Phu Văn Lâu được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành trùng tu rất hiệu quả và ấn tượng khi những kết cấu gốc được tận dụng, giữ vững và việc tu bổ được hoàn thiện.

Theo Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, cầu ngói Thanh Toàn là một điểm nhấn cho du lịch làng quê Huế. Số lượng khách du lịch đến thăm cây cầu cổ thú vị này rất đông. Sự cuốn hút của làng quê Cầu ngói Thanh Toàn không chỉ ở cảnh quan thiên nhiên, tính độc đáo của cây cầu gỗ và các ngôi đình làng, các nhà thờ họ tộc, bảo tàng nông cụ mà còn ở rất nhiều giá trị du lịch khác như các lễ hội truyền thống, sản suất nông nghiệp, cuộc sống làng quê…

Một số hình ảnh về cây cầu ngói Thanh Toàn 240 năm tuổi tại Huế:

Sẽ hạ giải cầu ngói Thanh Toàn 240 năm tuổi để tu bổ, tôn tạo - Ảnh 2.

Sẽ hạ giải cầu ngói Thanh Toàn 240 năm tuổi để tu bổ, tôn tạo - Ảnh 3.

Những đường nét cổ kính ở hệ trang trí bờ mái

Sẽ hạ giải cầu ngói Thanh Toàn 240 năm tuổi để tu bổ, tôn tạo - Ảnh 4.

Cây cầu là nơi gắn bó hàng chục thế hệ

Sẽ hạ giải cầu ngói Thanh Toàn 240 năm tuổi để tu bổ, tôn tạo - Ảnh 5.

Sẽ hạ giải cầu ngói Thanh Toàn 240 năm tuổi để tu bổ, tôn tạo - Ảnh 6.

Phía trong cầu là nơi nghỉ ngơi lý tưởng cho người dân quê Thủy Thanh và khách du lịch

Sẽ hạ giải cầu ngói Thanh Toàn 240 năm tuổi để tu bổ, tôn tạo - Ảnh 7.

Ngày hội ở cầu ngói Thanh Toàn

Sẽ hạ giải cầu ngói Thanh Toàn 240 năm tuổi để tu bổ, tôn tạo - Ảnh 8.

Cây cầu thân thương 240 năm tuổi đã gắn bó biết bao kỷ niệm trong lòng người dân Huế


Từ khóa:

cầu ngói

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước