Một phần không gian “Nhà ký ức” với nhiều hiện vật sử dụng trong quá trình sáng tác của các nhà thơ.
Ngày thơ Việt Nam 2023 với chủ đề “Nhịp điệu mới” được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long sau 3 năm bị gián đoạn bởi dịch COVID-19. Nhiều hoạt động đã sôi nổi diễn ra trong không gian rộng trước cổng Đoan Môn. Trong đó, khu vực “Nhà ký ức” - nơi trưng bày các hiện vật đặc biệt của các nhà thơ tên tuổi qua nhiều thời kỳ của văn học Việt Nam thu hút sự chú ý của nhiều người.
Tại khu vực trưng bày, công chúng có thể tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, những dấu mốc nổi bật của các nhà thơ Việt Nam thông qua những bản tư liệu tóm tắt. Trong đó, có những nhà thơ được UNESCO công nhận là “Danh nhân Văn hoá thế giới”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người được mệnh danh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất”. Người đã để lại cho nền văn học Việt Nam một di sản vô giá với khoảng 250 bài thơ, trong đó có hơn 100 bài thơ chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu nhất, nổi bật nhất của Bác phải kể đến tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán.
Đại thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với tác phẩm “Truyện Kiều”, một kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất của nền văn học trung đại Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị, được sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, thể hiện tư tưởng nhân đạo và mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Ngoài là một anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn sáng tác rất nhiều tác phẩm có giá trị cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ văn của ông thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân và tình yêu đối với thiên nhiên.
Thầy giáo Chu Văn An. Những tác phẩm ông viết đều xoay quanh những vấn đề thế sự triều chính thời ấy cùng những triết lý Nho giáo.
Nhiều hiện vật của các nhà thơ được Bảo tàng Văn học cung cấp cũng được trưng bày như: đồ dùng cá nhân, tài liệu, tập thơ, bản thảo... Những hiện vật “biết nói” kể cho công chúng và những người yêu thơ hiểu rõ hơn về cuộc sống và tâm hồn của những người chiến sĩ trên “mặt trận” văn nghệ.
Bản thảo đánh máy bài thơ “Di cảo thơ” và tập thơ “Giờ của số thành” của nhà thơ Chế Lan Viên.
Các tập thơ của nhà thơ Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm và Trần Đăng Khoa (theo thứ tự cột dọc từ trái sang phải).
Các tập thơ “Từ ấy”, “Gió lộng”, “Việt Bắc”, “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của nhà thơ Tố Hữu.
Dụng cụ kính lúp và bản viết tay bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh.
Tập thơ “Đầu súng trăng treo” của tác giả Chính Hữu.
(Từ trái sang phải): Thư của nhà thơ Xuân Quỳnh gửi nhà thơ Lưu Quang Vũ; Bản thảo viết tay bài “Hoa vàng ở lại” của nhà thơ Lưu Quang Vũ.
Các tập thơ của nhà thơ Huy Cận (cột dọc bên trái) và nhà thơ Xuân Diệu.
Kỷ vật của nhà thơ Quang Dũng (từ trái sang phải): Bản viết tay bút ký “Đất sỏi”; Sách tự học Tiếng Anh; Tập thơ “Một chặng đường cao bắc”.
Máy đánh chữ của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tại không gian triển lãm cũng trưng bày rất nhiều máy đánh chữ của các nhà thơ khác.
Bản thảo viết tay “Làm thơ, làm thẩn…” của nhà thơ Trần Dần.
Kỷ vật của nhà thơ Giang Nam (từ trái sang phải): Đài dùng để nghe tin tức trong thời kỳ ở chiến trường miền Nam (chiến lợi phẩm thu được của giặc); Bi đông sử dụng trong thời kỳ ở chiến trường miền Nam.
Một số tượng chân dung của các nhà thơ tại khu vực trưng bày “Nhà ký ức”:
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!