Bài học lớn từ bản hợp đồng "Đa Phước"

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 06/08/2019 20:29 GMT+7

VTV.vn - Nhắc đến cái tên "Đa Phước", nhiều người dân TP.HCM, đặc biệt là cư dân ở Khu đô thị Nam Sài Gòn lại bị ám ảnh bởi mùi hôi phát ra từ bãi rác rộng hơn 100ha.

Mỗi ngày, tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước có hàng nghìn tấn rác thải được xử lý bằng cách đem chôn. Dựa trên 1 bản hợp đồng được ký cách đây 13 năm, đại diện Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam đã lý giải vì sao lại có chuyện như vậy.

Suốt hơn chục năm qua, rác chuyển về cho bãi rác Đa Phước là rác hỗn hợp chứ chưa phải là rác đã được phân loại như TP cam kết. Do vậy mà tại đây, xưởng sản xuất phân compost chỉ hoạt động cẩm chừng, còn dây chuyền tái chế rác trị giá cả trăm triệu USD bỏ không, lãng phí.

Trong khi đó, TP.HCM vẫn đang loay hoay với bài toán phân loại rác tại nguồn. Theo một cán bộ môi trường quận 3, phân loại rác là công việc không hề đơn giản.    

Đại diện Sở TNMT xác nhận, đúng là do TP chưa thể thực hiện được phân loại rác tại nguồn để chuyển về cho bãi rác Đa Phước như thỏa thuận nên đến nay, Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam chưa thể chuyển đổi công nghệ mà vẫn xử lý rác chủ yếu bằng cách đem chôn. Từ những năm 2000 đến nay, sau 3 lần thực hiện phân loại rác tại nguồn thất bại, lần này TP lại đang quyết liệt triển khai.

Như vậy điều khó lý giải là cho đến bây giờ và cũng chưa biết đến bao giờ, TP.HCM mới có thể thực hiện phân loại rác tại nguồn. Vậy lý do gì mà 13 năm trước TP lại cam kết chuyển rác về cho bãi rác Đa Phước là rác đã được phân loại? Liệu có thể coi đây là bài học lớn từ bản hợp đồng mang tên "Đa Phước"?!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước