Xuất hiện tình trạng mẩn ngứa đã hơn 1 tuần, nhưng chỉ sau khi rửa nước muối hay dùng lá khế không đỡ, một bệnh nhân mới đến viện thăm khám. Ban đầu tổn thương chỉ là mảng nhỏ, sau đó lan rộng ở lưng, cổ, tay và mặt. Một bệnh nhân khác được kết luận bị mắc viêm da dị ứng. Anh chỉ đi khám sau 2 tuần tự điều trị không đỡ. Dù cơ địa dị ứng nhưng trong thời tiết giao mùa và nhiều khói bụi như hiện nay, anh không có thói quen chăm sóc, bảo vệ da.
Vào những ngày cao điểm, Bệnh viện Da liễu Trung ương khám, điều trị cho khoảng 2.500 bệnh nhân. Trong đó, có khoảng 15 - 20% số người đến khám được chẩn đoán mắc các nhóm bệnh liên quan đến viêm da tiếp xúc và mề đay, cao hơn so với cùng kỳ năm 2018. Các nguyên nhân từ môi trường bên ngoài là một trong những tác động lớn khiến số bệnh nhân thuộc nhóm bệnh này tăng lên.
Thời điểm giao mùa hiện nay cũng khiến cho những người có sẵn bệnh lý về da, cơ địa dị ứng dễ bị tổn thương da. Điều đáng nói, việc tự ý mua thuốc tây y hay dùng các bài thuốc dân gian để điều trị có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Các bác sỹ khuyến cáo, để bảo vệ da, người dân cần trang bị đầy đủ mũ, nón, áo chống nắng và kính râm để phần nào hạn chế tác hại của môi trường bên ngoài. Sau khi từ ngoài đường về, cần rửa sạch mắt, mũi, tai và các vùng da nhạy cảm bằng nước nhỏ mắt, mũi hay nước muối sinh lý.
Điều trị bệnh viêm da dị ứng trong tiết giao mùa Bệnh viêm da dị ứng là tổn thương viêm cấp hay mạn tính, thường gặp ở người có cơ địa dị ứng. Khi tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như: bụi, phấn hoa, thực phẩm lạ, thay đổi thời tiết… bệnh dễ tái phát mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!