Liệu có dễ xóa bỏ bếp than tổ ong?

Lan Phương - Gia Hiếu (Ban Thời sự)-Thứ hai, ngày 18/11/2019 20:48 GMT+7

VTV.vn - Theo các chuyên gia môi trường, trong 2 năm trước, Hà Nội tiêu thụ khoảng hơn 528 tấn than, phát thải 1.870 tấn khí CO2 vào bầu không khí.

Giữa trung tâm thành phố Hà Nội, không khó để bắt gặp những hộ dân sử dụng bếp than tổ ong. Đa số là các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, bán nước trên vỉa hè. Phúc Tân, Chương Dương, Hàng Bồ, Cửa Đông... là những phường tập trung số lượng lớn hộ dân sử dụng bếp than tổ ong của quận Hoàn Kiếm. Mặc dù quận này đã tích cực triển khai truyền thông và vận động người dân thực hiện xóa bỏ bếp than tổ ong, rất nhiều hộ dân, chủ yếu là hộ nghèo, hộ kinh doanh ăn uống nhỏ, vẫn sử dụng hàng ngày.

Đến hết năm 2019, Hà Nội phấn đấu giảm 70% số lượng bếp than tổ ong và năm 2021 không còn hộ dân sử dụng. Theo thống kê từ 2 năm trước, thành phố có tới 55.000 hộ dân sử dụng loại bếp này. Vì vậy, ngoài công tác tuyên truyền, một mô hình triển khai thí điểm thay thế bếp than tổ ong bằng các loại bếp khác thân thiện với môi trường tại một số phường trên địa bàn hai quận Ba Đình và Hoàn Kiếm đang được nghiên cứu triển khai để thay thế loại bếp gây ô nhiễm này.


Hà Nội sẽ 'xóa sổ' bếp than tổ ong vào năm 2020 Hà Nội sẽ "xóa sổ" bếp than tổ ong vào năm 2020

VTV.vn - Trước thực trạng một lượng khí thải khổng lồ có thể dẫn tới hàng loạt hệ lụy về sức khỏe, môi trường, từ nay đến năm 2020 bếp than tổ ong sẽ bị "xóa sổ" tại Hà Nội.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước