Hà Nội sẽ xóa sổ bếp than tổ ong vào năm 2020: Liệu có khả thi?

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 25/03/2018 15:04 GMT+7

VTV.vn - TP Hà Nội đặt mục tiêu năm 2020 sẽ không còn bếp than tổ ong. Mục tiêu này của chính quyền thành phố ngay lập tức nhận được nhiều luồng ý kiến.

Hà Nội hiện có khoảng 55.000 bếp than tổ ong, mỗi ngày tiêu thụ hơn 520 tấn than và thải ra gần 1.900 tấn khí CO2, gây ô nhiễm môi trường và đe dọa sức khỏe người dân. Đây mới là khảo sát, thống kê tại 2/3 số quận huyện của Hà Nội. Đáng chú ý, tỷ lệ sử dụng bếp than tổ ong trong nội thành là 67%, khu vực ngoại thành là 37%.

Khi đun than tổ ong, khí CO được sản sinh - một loại khí cực kỳ độc được xếp đầu bảng, không màu, không mùi, không tan trong nước và chiếm một lượng lớn nhất trong quá trình đốt than. Nếu trong phòng chật, kín, chỉ cần ủ một viên than cũng đủ làm chết ngạt tất cả những người trong phòng.

Với những nguy hiểm từ việc đốt than tổ ong, có lẽ khiến cho nhiều người đều chung quan điểm cần phải xóa sổ loại hình đun nấu này. Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đưa ra lộ trình từ nay đến năm 2020 sẽ xóa sổ bếp than tổ ong trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể, trong năm nay, sẽ giảm 70% số lượng bếp than tổ ong, năm 2019 thay thế 100% số lượng bếp than tổ ong và năm 2020 duy trì kết quả thay thế 100%.

Tuy nhiên, với một lộ trình gấp gáp như trên liệu TP Hà Nội có thể thực hiện được mục tiêu đặt ra? Mục Ý bạn thế nào của chương trình 90 phút để hiểu tuần này với sự tham gia của GS.TS Hoàng Xuân Cơ - nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường, Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS.TS Nguyễn Duy Bảo - nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) - đã có những phân tích cụ thể.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước