Cách nhìn nhận thất bại trong khởi nghiệp

Ngọc Liên - Văn Tùy (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Thứ năm, ngày 26/05/2016 06:00 GMT+7

VTV.vn - Ở Việt Nam, với đặc trưng văn hóa đề cao tính ổn định, thất bại trên con đường khởi nghiệp chưa được nhìn nhận như một điều tất yếu và nên được động viên.

Thiếu vốn và kiến thức, kinh nghiệm khởi nghiệp vẫn luôn được đề cập như những khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam hiện nay. Nhìn từ một khía cạnh khác, có một thách thức mà các Startup, những người thực thi chính sách cũng như toàn xã hội phải vượt qua để góp phần xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp lành mạnh - đó là cách nhìn nhận thất bại trong khởi nghiệp.

Steve Jobs từng bị Apple sa thải năm 30 tuổi trước khi quay trở lại đưa thương hiệu này lên tầm cao mới. Trước khi thành công với Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, Jack Ma đã thất bại với dự án khởi nghiệp ChinaPages.

Có thể nói, hầu hết doanh nhân khởi nghiệp nổi tiếng đều từng trải qua thất bại. Có một con số không chính thức nhưng được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng khởi nghiệp, đó là: chỉ có khoảng 10% các Startup có được thành công. Ở những quốc gia khởi nghiệp như Israel, thất bại của các Startup được nhìn nhận bằng thái độ rất tích cực.

Ở Việt Nam, với đặc trưng văn hóa đề cao tính ổn định, thất bại trên con đường khởi nghiệp chưa được nhìn nhận như một điều tất yếu và nên được động viên. Chính điều này đã tạo áp lực cho các Startup và là cản trở không nhỏ cho khởi nghiệp.

Để khởi nghiệp không phải chỉ là trào lưu, chấp nhận thất bại phải trở thành một phần của văn hóa khởi nghiệp, có nghĩa những người trẻ khởi nghiệp cần biết cách học từ những thất bại của mình để đi tiếp, còn những người thực thi chính sách cũng như xã hội cần đến gần hơn với quan niệm thất bại là điều rất bình thường.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Từ khóa:

khởi nghiệp

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước