Chủ động ứng phó thiên tai: Hệ thống quan trắc khí hậu, cảnh báo sớm có ý nghĩa quyết định

Thanh Chương - Phú Cường (VTV9)Cập nhật 09:23 ngày 24/07/2019

VTV.vn - Gần đây, diễn biến thời tiết ngày càng thất thường, cực đoan. Đường đi của nhiều cơn bão trở nên khó đoán, có xu hướng chệch về phía Nam, vùng đất hiếm khi có bão đổ bộ.

Năm 2018, thiên tai không dồn dập và khốc liệt nhưng có nhiều yếu tố cực đoan, dị thường. Riêng ở khu vực Nam Bộ đã xảy ra 14 loại hình thiên tai làm 10 người chết và mất tích, bị thương 13 người, hàng chục nghìn căn nhà bị sập, tốc mái, ngập nước. Từ đầu năm 2019 đến nay, khu vực Nam Bộ tiếp tục xảy ra 1 cơn bão, 76 trận dông, lốc sét, 188 điểm sạt lở, làm 5 người chết, 19 người bị thương. Thiệt hại còn lớn là do nhiều người dân chủ quan, chưa chủ động ứng phó. Mặt khác, thông tin cảnh báo vẫn còn chậm, chung chung và chưa có tính khu trú cao.

Trên cả nước hiện có gần 3.300 trạm, điểm và công trình quan trắc. Bước đầu hệ thống này đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo, góp phần làm giảm 2/3 thiệt hại thiên tai trong năm 2018. Tuy nhiên, ngành Khí tượng thủy văn thừa nhận, các bản tin dự báo, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất còn quá rộng, khó cảnh báo để người dân phòng tránh, khoảng 50% là trạm tự động hóa, còn nhiều trạm đo thủ công. Đáng lo ngại là mật độ trạm khí tượng ngoài biển khơi quá thưa, chỉ khoảng 10 trạm trên một số đảo. Do đó, các bản tin dự báo bão sẽ có sai số nhất định bởi phụ thuộc chủ yếu vào thiết bị quan trắc ảnh mây vệ tinh.

Các cơn bão hình thành trên biển nên tàu thuyền đánh bắt hải sản là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng. Khi đương đầu với sóng gió, ngư phủ cần nhất một người chỉ đường để thoát hiểm, ít nhất là để kêu gọi cứu hộ. Các thiết bị giám sát hành trình (định vị) đang được người dân tin tưởng.

Để cung cấp thông tin thiên tai nhanh nhất, dễ tiếp cận nhất, qua đó người dân có thể ứng phó ngay lập tức, chỉ cần một chiếc điện thoại có sử dụng mạng xã hội Facebook. Đây là một bước đi mới và đang được đánh giá cao. Facebook là mạng xã hội có lượng người sử dụng lớn. Việc đưa thông tin cảnh báo thiên tai lên mạng xã hội một cách bài bản, có chủ đích, trách nhiệm sẽ giúp người dân nhanh chóng tiếp cận thông tin, giúp họ có thể chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản…, hệ thống cảnh báo thiên tai rất hiện đại với độ chính xác cao. Nước ta cũng đang tập trung đầu tư hệ thống quan trắc, hỗ trợ kỹ thuật, xử lý thông tin. Việc lấp đầy lổ hổng này sẽ giúp ngăn ngừa thiệt hại về người và kinh tế do thiên tai gây ra.


Các địa phương cần tập trung triển khai 7 vấn đề phòng chống thiên tai Các địa phương cần tập trung triển khai 7 vấn đề phòng chống thiên tai

VTV.vn - Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã đề nghị các địa phương 7 vấn đề cần tập trung triển khai trong thời gian tới.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.